| Hotline: 0983.970.780

Công đoàn- Có nơi chỉ tồn tại hình thức

Thứ Sáu 12/08/2011 , 11:01 (GMT+7)

Mặc dù công đoàn là người đại diện cho người lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động song ở nhiều doanh nghiệp, vai trò của công đoàn chỉ ở dạng hình thức. Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 540.000 DN, thu hút hàng triệu lao động vào làm việc.

Tuy nhiên, số DN có thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 64% và khu DN ngoài Nhà nước là 59%. Trong khi đó, số DN có tổ chức công đoàn chỉ đạt 60% số DN có đủ điều kiện thành lập tổ chức CĐ.

Nhìn nhận vấn đề này, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN cho rằng, quan hệ lao động ở doanh nghiệp chủ yếu thông qua hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động và thỏa ước lao động tập thể. Mặc dù công đoàn là người đại diện cho người lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động song ở nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động vẫn chưa tôn trọng văn bản dưới luật này. Hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động chủ yếu là vi phạm về hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, định mức lao động, bảo hiểm…

Theo phân tích của chuyên gia, thực tế trong các cuộc tranh chấp lao động thời gian qua cho thấy hầu hết công nhân đều cho rằng họ đã bị chủ DN sử dụng theo kiểu “vắt chanh bỏ vỏ” bằng cách khéo léo lách luật, sử dụng lao động thời gian ngắn. Khi hết hợp đồng hoặc người lao động giảm sút về sức khỏe, về năng suất lao động, doanh nghiệp sẵn sàng tìm cách buộc người lao động phải nghỉ việc. Điều này khiến họ buộc phải tìm “đối sách” bằng các cuộc tranh chấp lao động tập thể.

Mặc dù, nhiều lao động không muốn tham gia tranh chấp lao động, nhưng họ cho rằng, với mức lương hiện tại, họ không đủ sống và trước sau cũng phải nghỉ việc để tìm công việc mới. Vì vậy, cứ tham gia tranh chấp lao động nếu được bảo đảm thêm quyền lợi thì họ sẽ tiếp tục công việc. Ngược lại, sẽ chấp nhận tìm công việc mới.

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.