| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ xử lý ruồi đục trái ở Hawaii

Thứ Hai 12/01/2009 , 10:30 (GMT+7)

Sau nhiều năm theo dõi và thực địa các nhà nghiên cứu tại quần đảo Hawaii đã tìm được giải pháp xử lý thành công bệnh ruồi đục quả...

Ruồi đục trái
Sau nhiều năm theo dõi và thực địa các nhà nghiên cứu tại quần đảo Hawaii đã tìm được giải pháp xử lý thành công bệnh ruồi đục quả tàn phá mùa màng nông hộ trong suốt hơn 3 thập kỷ vừa qua. Thành tựu này được ngành nông nghiệp đánh giá trị giá hàng tỷ đô la.

Theo thống kê, hàng năm trên quần đảo này có tới 50% sản lượng cây trồng bị ruồi đục quả tàn phá, thiệt hại khoảng 536 triệu USD cho ngành xuất khẩu rau quả tươi. Và nếu tính tổng cộng cả ngành chế biến sau thu hoạch thì thiệt hại hàng năm lên tới 1,4 tỷ USD. Với giải pháp can thiệp bằng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp mới gồm 4 phương pháp, ngành nông nghiệp ở đây hy vọng sẽ gia tăng doanh thu hàng năm thêm khoảng 45 triệu USD trong những năm tới. Kết quả là nhóm tác giả của thành tựu khoa học này gồm các nhà nghiên cứu ở ĐH Hawaii và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã được nhận giải thưởng tôn vinh.

Nhà côn trùng học đứng đầu nhóm nghiên cứu Ronald Mau cho hay, phương pháp này đã được tiến hành tại 200 trang trại quy mô nhỏ trải khắp quần đảo và cho kết quả rất khả quan. Cụ thể trên diện tích 0,4 ha dưa hấu có áp dụng biện pháp quản lý dịch hại cho thấy, mật số ruồi đục quả gây hại đã giảm từ 22 xuống còn 1% so với 1 năm trước đó. Còn ở nhiều loại cây trồng khác thì tỷ lệ bị nạn ruồi đục trái gây hại đã giảm trung bình 60%, trong khi nông dân từ bỏ hẳn các loại thuốc trừ sâu gốc hóa học. Theo điều phối viên Roger Vargas, biện pháp này đã góp phần tăng năng suất, giảm đáng kể lượng thuốc bảo vệ thực vật và được các nhà vườn hưởng ứng bằng cách mạnh dạn trồng thêm nhiều loại cây ăn quả có giá trị khác mà trước đây không thể phát triển được với vấn nạn ruồi đục quả.

Bẫy ruồi
Sau một thời gian dài theo dõi, các chuyên gia đã xác định có 4 loại ruồi đục trái chiếm ưu thế tại quần đảo này và chúng đẻ trứng sinh dòi ở quả gây thối và rụng trái. Sau từ 7-10 ngày, nhộng vũ hóa thành ruồi trưởng thành tiếp tục gây hại. Trung bình vòng đời của mỗi con ruồi kéo dài 3 tháng và có thể sản sinh thêm 400 cá thể khác.

Quy trình quản lý ruồi đục trái gồm các bước sau được áp dụng trước vụ thu hoạch trái chín:

* Vệ sinh vườn ruộng sạch sẽ, đặc biệt là xử lý triệt để mầm bệnh ở trái rụng thối rữa dưới gốc làm cho nguồn bệnh không có cơ hội phát triển.

* Nhử ruồi bằng bả giới tính đặt trên lá hoặc cành cây để tiêu diệt nhằm không cho ruồi đực và ruồi cái tiếp xúc giao phối để sinh sôi.

Ngay sau khi có kết quả tốt công nghệ này đã được nhà nông Đài Loan và đảo quốc Guam đặt vấn đề nhập khẩu để bảo vệ mùa màng khỏi nạn ruồi đục trái.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 3] Phát triển trang trại, gia trại

Bắc Kạn Chăn nuôi ở Bắc Kạn chuyển dần từ nông hộ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, gia trại, huy động doanh nghiệp có tiềm lực xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.