| Hotline: 0983.970.780

Củ sen điều chỉnh huyết áp

Thứ Ba 10/06/2014 , 08:15 (GMT+7)

Trong y học cổ truyền, củ sen vẫn được dùng như một loại thuốc để chữa các rắc rối liên quan đến hệ hô hấp.

Các kết quả nghiên cứu khoa học cũng đã khẳng định giá trị dinh dưỡng và lợi ích của củ sen đối với sức khỏe.

Cải thiện chức năng miễn dịch

Củ sen chứa rất nhiều khoáng chất như kẽm, mangan, magiê, sắt và đồng. Trong đó, đồng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của nhiều loại enzyme, bao gồm cả superoxide dismutase và cytochrome c-oxidase là những loại enzyme có chức năng sản xuất ra các enzyme khác. Trong khi đó, sắt lại thường xuyên hỗ trợ cho sự tái tạo và phát triển các tế bào máu đỏ.

Hỗ trợ tiêu hóa

Không có lựa chọn nào lý tưởng hơn củ sen trong việc bổ sung chất xơ thực phẩm tự nhiên, nhằm làm chậm quá trình tiêu hóa các hợp chất carbohydrate. Khả năng hỗ trợ tiêu hóa của loại rau củ này sẽ giúp làm giảm mức choesterol trong mạch máu, đồng thời còn hạn chế nguy cơ tăng cân hoặc táo bón.

Tác động đến tâm trạng

Có rất nhiều vitamin trong củ sen như thiamin, axít pantothenic, riboflavin, niacin và foliate. Trong đó, vitamin B6 (Pyridoxine) tổng hợp ra các chất có khả năng tác động đến tâm trạng. Lượng vitamin B6 dồi dào sẽ giúp kiểm soát các chứng đau đầu, căng thẳng và suy sụp thần kinh. Ngoài ra, chúng còn có vai trò trong việc phòng ngừa những bệnh về tim.

Điều chỉnh huyết áp

Một trong những lợi ích đặc trưng của củ sen là khả năng cân bằng lượng kali và natri trong cơ thể. Natri mang đến vị thanh ngọt, còn kali lại ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực có liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều natri. Chúng giúp kiểm soát mức huyết áp cũng như nhịp tim.

Chữa táo bón hay tiêu chảy

Để làm dịu dạ dày khi chúng đang gặp trục trặc với các vấn đề về đường tiêu hóa, bạn có thể uống nước ép củ sen. Chúng giúp làm giảm những khó chịu ở ruột và chữa tiêu chảy khá hiệu quả.

Chữa thiếu máu trong kỳ “nguyệt san”

Nước ép từ củ sen hoặc món súp củ sen là lựa chọn tuyệt vời cho những phụ nữ đang bị thiếu máu do bị mất nhiều máu khi hành kinh. Để bù đắp lại lượng máu đã mất, bạn nên uống nước ép hoặc ăn súp củ sen trong 3 ngày sau khi kỳ “nguyệt san” kết thúc.

Bổ sung năng lượng

Trong củ sen chứa rất nhiều năng lượng như carbohydrate (tinh bột). Y học cổ truyền của các nước phương Đông cho rằng ăn củ và hạt sen là cách để bổ sung năng lượng, tăng cường sinh lực cho cơ thể.

Bảo vệ tim

Củ sen cung cấp các vitamin B-complex như vitamin B6, niacin, axít pantothenic, foliate, riboflavin và thiamin. Chúng góp phần bảo vệ tim, ngăn ngừa nguy cơ bị đau tim bằng cách kiểm soát sự tấn công của homocysteine trong máu. 

Phòng bệnh cho ruột

Ăn củ sen là một trong những cách đơn giản nhất để ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến ruột, kiểm soát tình trạng sưng phồng do ruột bị viêm nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa nước ép củ sen với nước ép gừng để uống hàng ngày nhằm giữ gìn sức khỏe cho ruột.

Kiểm soát nhiệt độ

Ăn củ sen hay uống nước cam đều là những cách làm hạ sốt. Món súp củ sen nóng được cho là có tác dụng trị cảm lạnh. Chính vì vậy, nếu muốn hạ bớt nhiệt độ cơ thể, bạn nên ăn món súp hầm từ củ sen và cà rốt.

Cầm máu

Trong y học cổ truyền, nước ép từ củ sen được dùng để ngăn chặn tình trạng xuất huyết ở thực quản, ruột, dạ dày, ruột kết và mũi.

Bài tiết chất nhầy

Nhờ có hàm lượng vitamin C cao, củ sen giúp phân hủy lượng chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp và loại thải chúng ra bên ngoài, đặc biệt là lượng dịch nhầy và đờm dãi có trong phổi.

Chính vì vậy, củ sen vẫn được đánh giá cao về công dụng chữa bệnh hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho và lao phổi. Để tăng thêm hiệu quả, hãy hòa nước ép củ sen với nước ép cà rốt. Đây là loại đồ uống giàu dinh dưỡng và thơm ngon.

(BV Y học Cổ truyền)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm