| Hotline: 0983.970.780

Cục Thú y 'kêu trời' vì xét nghiệm virus SARS-CoV-2

Thứ Bảy 19/12/2020 , 19:14 (GMT+7)

Các đơn vị thuộc Cục Thú y cho rằng việc lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19) đối với 100% lô thực phẩm nhập khẩu là thiếu cơ sở khoa học.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc yêu cầu lấy mẫu 100% lô thực phẩm nhập khẩu để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 là thiếu cơ sở khoa học. Ảnh: TL

Nhiều ý kiến cho rằng, việc yêu cầu lấy mẫu 100% lô thực phẩm nhập khẩu để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 là thiếu cơ sở khoa học. Ảnh: TL

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021 ngày 19/12 của Cục Thú y, các đơn vị thuộc Cục Thú y đã đồng loạt phản ánh nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập liên quan tới vấn đề triển khai giám sát, lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với thực phẩm nhập khẩu.

Ông Đoàn Thành Lũy - Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng II (tại Hải Phòng, thuộc Cục Thú y) cho biết: Thực hiện ý kiến của Bộ Y tế (Thường trực Ban chỉ đạo Liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm) về việc thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang có dịch bệnh COVID-19, thời gian qua, Chi cục Thú y vùng II đã triển khai lấy mẫu xét nghiệm đối với 100% lô hàng thực phẩm nhập khẩu và đều cho kết quả âm tính.

Tuy nhiên theo ông Lũy, việc lấy mẫu chưa được hướng dẫn cụ thể về quy trình, tần suất lấy mẫu giám sát, gây rất nhiều băn khoăn trong việc triển khai thực hiện.

Đặc biệt, vấn đề kinh phí để thực hiện chi trả cho hoạt động lấy mẫu, xét nghiệm cũng không có hướng dẫn cụ thể, trong khi mức chi rất lớn, khiến đơn vị lúng túng.

Ông Bạch Đức Lữu, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI  cho biết: Chỉ riêng tại Chi cục Thú y Vùng VI (TP. HCM), với khối lượng hàng thực phẩm nhập khẩu về rất khổng lồ, chỉ cần một lô hàng lấy một mẫu để phân tích virus SARS-CoV-2, thì ước tính sơ bộ mỗi năm sẽ cần ít nhất 4 tỉ đồng cho việc xét nghiệm.

“Hiện nay, mỗi mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 lên tới trên 700 nghìn đồng, nhưng chúng tôi chưa có hướng dẫn nào về việc sử dụng kinh phí cho việc lấy mẫu xét nghiệm này. Chúng tôi cũng không thể thu tiền của doanh nghiệp nhập khẩu cho việc xét nghiệm, bởi chưa có trong quy định” – ông Lữu kêu khó.

Theo phản ánh của các đơn vị thuộc Cục Thú y, thời gian qua, kết quả lấy mẫu giám sát, xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại các đơn vị này đều 100% âm tính.

Ngoài đồng ý với nhận xét trên, ông Tuấn Xuân Độ, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch vùng Quảng Ninh (Cục Thú y) nêu băn khoăn: Hiện nay, bên cạnh vấn đề về kinh phí, thì tần suất lấy mẫu, lộ trình lấy mẫu ra sao, chi cục cũng chưa được hướng dẫn cụ thể nên rất lúng túng trong khâu triển khai…

“Hiện nay, cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về việc lấy mẫu trên bao bì, hay cả mẫu thực phẩm bên trong lô hàng; chỉ lấy mẫu đối với thực phẩm đông lạnh, hay tất cả các loại thực phẩm; chỉ lấy mẫu trên thực phẩm có nguồn gốc động vật, hay cả thực phẩm là thực vật…

Nhiều nơi cũng rất băn khoăn vậy thì gia súc sống, như chó cảnh, mèo cảnh đi theo du khách vào Việt Nam thì có bắt buộc phải cách ly, lấy mẫu xét nghiệm hay không?” – ông Phan Hữu Đức, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Vùng IV nêu vướng mắc.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cũng cho rằng, hiện nay, chưa có bằng chứng về việc virus SARS-CoV-2 lây từ hàng thực phẩm đông lạnh sang người, và cũng chưa có cơ sở khoa học khi yêu cầu phải kiểm tra lấy mẫu xét nghiệm đối với virus SARS-CoV-2 trên thực phẩm, nông sản… Các quốc gia trên thế giới cũng chưa áp dụng biện pháp giám sát này.  

Ngày 24/11, Bộ Y tế đã có công văn gửi các Bộ: NN-PTNT, Công thương, Tài chính và UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang có dịch bệnh COVID-19 (đặc biệt là thực phẩm đông lạnh).

Theo đó, thực hiện lấy mẫu trên bao bì để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với các thực phẩm và báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID–19).

Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống COVID-19 trong tình hình mới ngày 24/11, Bộ Y tế nhận định thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm ướp lạnh là nguồn lây có nguy cơ cao nhiễm COVID-19…

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...