| Hotline: 0983.970.780

Cung tiến 2.000 chiếc bánh chưng làm giỗ vua Mai Hắc Đế

Thứ Năm 02/02/2023 , 13:10 (GMT+7)

Hà Tĩnh Khoảng 6.000 người dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) thức đêm gói, nấu 2.000 chiếc bánh chưng dâng lên vua Mai Hắc Đế.

Sau 2 năm không thể tổ chức lễ giỗ vua Mai Hắc Đế quy mô lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2023 chính quyền và người dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà thành kính chuẩn bị trước cả tháng trời cho việc tổ chức ngày kỵ thứ 1.300 của vị vua này.

Sau 2 năm không thể tổ chức lễ giỗ vua Mai Hắc Đế quy mô lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2023 chính quyền và người dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà thành kính chuẩn bị trước cả tháng trời cho việc tổ chức ngày kỵ thứ 1.300 của vị vua này.

Trước ngày tế lễ chính 3/2 (tức 13 tháng Giêng), người dân trong thôn Mai Lâm (nơi đặt đền thờ Vua Mai) và một số thôn lân cận tập trung thực hiện công tác chỉnh trang cảnh quan trong khu vực đền thờ.

Trước ngày tế lễ chính 3/2 (tức 13 tháng Giêng), người dân trong thôn Mai Lâm (nơi đặt đền thờ Vua Mai) và một số thôn lân cận tập trung thực hiện công tác chỉnh trang cảnh quan trong khu vực đền thờ.

Một bộ phận khác được phân công chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ để tổ chức gói bánh chưng cung tiến tại lễ giỗ Vua Mai.

Một bộ phận khác được phân công chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ để tổ chức gói bánh chưng cung tiến tại lễ giỗ Vua Mai.

Năm nay việc gói bánh thực hiện trước ngày giỗ khoảng 2 ngày. Tùy vào số hộ gia đình trong thôn mà mỗi thôn được phân công số lượng bánh khác nhau, thôn gói nhiều nhất có khoảng 300 chiếc.

Năm nay việc gói bánh thực hiện trước ngày giỗ khoảng 2 ngày. Tùy vào số hộ gia đình trong thôn mà mỗi thôn được phân công số lượng bánh khác nhau, thôn gói nhiều nhất có khoảng 300 chiếc.

Ngoài bánh chưng, lễ vật cúng giỗ vua Mai Hắc Đế còn có hương, hoa, xôi, gà… 

Ngoài bánh chưng, lễ vật cúng giỗ vua Mai Hắc Đế còn có hương, hoa, xôi, gà… 

Ông Phạm Trọng Hợp, Phó Chủ tịch UBND xã Mai Phụ cho biết, sáng nay (2/2) hàng nghìn người dân trong xã ăn mặc trang nghiêm, thực hiện nghi thức cung tiến 2.000 chiếc bánh chưng lên Vua Mai. Bình quân mỗi thôn dâng lễ khoảng 280 chiếc bánh chưng. Trong ảnh, người dân thôn Sơn Phú nối đuôi nhau đội lễ cung tiến Nhà vua.

Ông Phạm Trọng Hợp, Phó Chủ tịch UBND xã Mai Phụ cho biết, sáng nay (2/2) hàng nghìn người dân trong xã ăn mặc trang nghiêm, thực hiện nghi thức cung tiến 2.000 chiếc bánh chưng lên Vua Mai. Bình quân mỗi thôn dâng lễ khoảng 280 chiếc bánh chưng. Trong ảnh, người dân thôn Sơn Phú nối đuôi nhau đội lễ cung tiến Nhà vua.

'Năm nay chúng tôi tổ chức lễ giỗ vua Mai Hắc Đế khá quy mô. Ngoài người dân địa phương, con cháu, dâu rể Mai Phụ từ khắp mọi miền đất nước cũng đổ về để hành lễ', ông Hợp nói.

“Năm nay chúng tôi tổ chức lễ giỗ vua Mai Hắc Đế khá quy mô. Ngoài người dân địa phương, con cháu, dâu rể Mai Phụ từ khắp mọi miền đất nước cũng đổ về để hành lễ”, ông Hợp nói.

Theo vị Phó Chủ tịch, người dân đang chuẩn bị lễ vật để chiều nay tổ chức lễ giỗ thiết linh cho Vua. Lễ giỗ chính được diễn ra vào ngày 3/2 (tức 13 tháng Giêng).

Theo vị Phó Chủ tịch, người dân đang chuẩn bị lễ vật để chiều nay tổ chức lễ giỗ thiết linh cho Vua. Lễ giỗ chính được diễn ra vào ngày 3/2 (tức 13 tháng Giêng).

Những chiếc bánh chưng được xếp tỉ mị, ngay ngắn trước ban thờ Nhà vua.

Những chiếc bánh chưng được xếp tỉ mị, ngay ngắn trước ban thờ Nhà vua.

Chị Nguyễn Thị Hương, thôn Sơn Phú chia sẻ, phong tục gói bánh chưng tiến Vua Mai vào ngày giỗ là hoạt động truyền thống bao đời nay của người dân Mai Phụ, nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với vua Mai Hắc Đế, vị anh hùng dân tộc.

Chị Nguyễn Thị Hương, thôn Sơn Phú chia sẻ, phong tục gói bánh chưng tiến Vua Mai vào ngày giỗ là hoạt động truyền thống bao đời nay của người dân Mai Phụ, nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với vua Mai Hắc Đế, vị anh hùng dân tộc.

'Để đảm bảo trang nghiêm, vệ sinh, bánh chưng được xếp ngay ngắn lên mâm, đậy bằng lồng bàn, sau đó chúng tôi đội lễ lên đầu di chuyển đến đền thờ', chị Hương nói.

"Để đảm bảo trang nghiêm, vệ sinh, bánh chưng được xếp ngay ngắn lên mâm, đậy bằng lồng bàn, sau đó chúng tôi đội lễ lên đầu di chuyển đến đền thờ", chị Hương nói.

Ngoài lễ dâng bánh tiến vua, chiều nay (2/2), Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh phối hợp chính quyền huyện Lộc Hà, xã Mai Phụ còn tổ chức hội thơ và nhạc trống.

Ngoài lễ dâng bánh tiến vua, chiều nay (2/2), Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh phối hợp chính quyền huyện Lộc Hà, xã Mai Phụ còn tổ chức hội thơ và nhạc trống.

Mai Hắc Đế - thuở thơ ấu có tên tự là Mai Thúc Loan, sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII, quê quán tại làng Mai Phụ (xã Mai Phụ - Lộc Hà). Từ nhỏ, ông đã phải theo mẹ rời quê lên sống ở làng Ngọc Trừng, Hoan Châu (nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An). Lớn lên, ông nổi tiếng khắp vùng vì thông minh, có sức khoẻ phi thường, giỏi đấu vật. Ông mở lò vật, chiêu mộ trai tráng trong vùng để mưu việc lớn.

Cuộc khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo vào tháng tư, năm Quý Sửu (713) giành thắng lợi. Sau khi lên ngôi, ngoài lo việc triều chính, ông đã cho xây dựng căn cứ địa tại Sa Nam và chọn Vệ Sơn (huyện Nam Đàn - Nghệ An) làm nơi đóng đại bản doanh. Khi đã có binh hùng tướng mạnh lại được sự liên kết của Lâm Ấp và Chân Lạp cùng sự ủng hộ của người dân vùng Đường Lâm (huyện Ba Vì – Hà Nội), vùng Bình Hà (Hải Dương)…, ông đã kéo quân ra đánh chiếm phủ Tống Bình (Hà Nội) giải phóng đất nước ra khỏi ách đô hộ của nhà Đường. Chính quyền của vua Mai Hắc Đế tồn tại được 10 năm (713-722) mới kết thúc.

Xem thêm
Người trồng mía phấn khởi vì năng suất cao, giá ổn định

Sản lượng lương thực có hạt của Việt Nam đạt gần 48 triệu tấn. Rộng đường xuất khẩu cá tra năm 2025. Người trồng mía phấn khởi vì năng suất cao, giá ổn định. Nông dân miền Tây tất bật chăm hoa phục vụ thị trường tết.

Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Nhiệm kỳ IV Vinafruit - Cùng ngành rau quả vượt sóng lớn, đạt thành tích cao

Nhiệm kỳ IV, Vinafruit đối mặt với những khó khăn chưa từng có, nhưng Hiệp hội đã đồng hành cùng ngành rau quả đạt thành tích vượt bậc về xuất khẩu rau quả.

Lão nông cho gà ăn chè xanh, trên đệm lót sinh học để tăng miễn dịch

Thái Nguyên Gà sạch bệnh giúp ông Phương không phải sử dụng kháng sinh, giảm chi phí phòng bệnh cho gà từ 8.000 đồng/con xuống 4.000 đồng/con.