| Hotline: 0983.970.780

Cuộc đổ bộ của các ‘ông lớn công nghệ’ vào nông nghiệp

Thứ Bảy 18/09/2021 , 10:51 (GMT+7)

Ấn Độ Amazon, Microsoft và Cisco System là những gã khổng lồ công nghệ bắt đầu khai thác dữ liệu nông dân, nhằm chuyển đổi nền nông nghiệp lỗi thời với mục tiêu đầy tham vọng.

Sân chơi 24 tỷ USD

Chính phủ Ấn Độ đang tin tưởng vào thành công của dự án số hóa nông nghiệp để tăng thu nhập cho nông dân nông thôn, cắt giảm nhập khẩu, giảm lãng phí lương và cạnh tranh với các nhà xuất khẩu lớn hàng đầu thế giới. Ảnh: FT

Chính phủ Ấn Độ đang tin tưởng vào thành công của dự án số hóa nông nghiệp để tăng thu nhập cho nông dân nông thôn, cắt giảm nhập khẩu, giảm lãng phí lương và cạnh tranh với các nhà xuất khẩu lớn hàng đầu thế giới. Ảnh: FT

Nguồn tin chính phủ cho biết, với đề án này Thủ tướng Modi đang tìm cách mở ra những cải cách mang tính dài hạn để thực hiện một cuộc “thay máu” nền nông nghiệp vốn sử dụng gần một nửa trong số 1,3 tỷ dân số quốc gia và có đóng góp vào khoảng 1/5 GDP cho nền kinh tế lớn thứ ba châu Á.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đang nỗ lực đầy tham vọng tìm cách thúc đẩy năng suất và đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia đông dân thứ hai thế giới nhằm chuyển đổi một ngành nông nghiệp lỗi thời.

Theo đó, chính phủ đã ký các thỏa thuận sơ bộ với ba gã khổng lồ của Mỹ và một loạt doanh nghiệp địa phương để chia sẻ số liệu thống kê về nông nghiệp mà họ thu thập được kể từ khi đến lên nắm quyền vào năm 2014.

Ông Modi cũng đang “đặt cược” vấn đề này vào khu vực tư nhân sẽ có thể giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi bằng các ứng dụng và công cụ được xây dựng từ thông tin đã số hóa như sản lượng, chất lượng, hồ sơ đất đai và thời tiết vùng miền...

Jio Platforms Ltd., một liên doanh trực thuộc tập đoàn Reliance Industries Ltd. của tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani và tập đoàn thuốc lá khổng lồ ITC Ltd. là một trong số các công ty quyền lực nhất quốc gia Nam Á cũng đã chính thức bắt tay vào chương trình chuyển đổi số mang tính tất yếu này.

Chính phủ cũng bày tỏ sự kỳ vọng vào thành công của dự án để tăng thu nhập ở nông thôn, cắt giảm nhập khẩu, giảm lãng phí lương thực và củng cố cơ sở hạ tầng tốt hơn, nhằm cạnh tranh với các nhà xuất khẩu lớn như Brazil, Mỹ và Liên minh châu Âu.

Sự vào cuộc của các gã khổng lồ công nghệ thế giới cũng được coi là một cú hích đối với ngành nông nghiệp của Ấn Độ, khi mà hãng Ernst & Young ước tính có tiềm năng đạt doanh thu khoảng 24 tỷ USD vào năm 2025, với mức thâm nhập hiện tại chỉ là 1%.

Đây cũng là cơ hội để triển khai mạng, trí tuệ nhân tạo và máy học ở một quốc gia đang phát triển, trong khi đối với các công ty thương mại điện tử như Amazon Reliance, đảm bảo nguồn nông sản ổn định có thể giúp phá vỡ thị trường hàng tạp hóa đang chiếm hơn một nửa trong số 1 nghìn tỷ USD chi tiêu bán lẻ hàng năm của người dân Ấn Độ.

Ankur Pahwa, một đối tác tại công ty tư vấn EY India, cho biết: “Đây là một ngành có tác động lớn và các công ty tư nhân đang cảm nhận được cơ hội và muốn trở thành một phần trong cuộc chơi. Ấn Độ là nước có tỷ lệ lãng phí lương thực rất cao vì thiếu công nghệ và cơ sở hạ tầng. Do vậy, đây là thời điểm chín muồi cho chương trình".

Theo thỏa thuận, các công ty công nghệ lớn sẽ giúp chính phủ Ấn Độ đưa ra các giải pháp công nghệ cho các dịch vụ từ sản xuất đến cung cầu và nông dân sẽ có thể tiếp cận ngay tại ngôi nhà họ. Khi sinh lợi, các công ty sẽ có thể bán sản phẩm cuối cùng cho chính phủ, đồng thời hỗ trợ nông dân đưa ra các giải pháp, sau đó chương trình sẽ được nhân rộng ở cấp quốc gia.

Thách thức không nhỏ

Cho đến nay, chính phủ Ấn Độ đã cung cấp dữ liệu của hơn 50 triệu nông dân trong số 120 triệu người được nằm trong danh sách mã vùng. Một số công ty công nghệ địa phương đã đăng ký tham gia, bao gồm Star Agribazaar Technology, ESRI India Technologies, Baba Ramdev; Patanjali Research Institute và Ninjacart.

Các 'ông lớn' công nghệ thế giới như Amazon, Microsoft tham gia sân chơi được định giá 24 tỷ USD nhằm chuyển đổi nền nông nghiệp lạc hậu ở Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg

Các "ông lớn" công nghệ thế giới như Amazon, Microsoft tham gia sân chơi được định giá 24 tỷ USD nhằm chuyển đổi nền nông nghiệp lạc hậu ở Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg

Theo giới phân tích, đề án này của chính phủ chưa có gì để đảm bảo thành công, thậm chí nó còn đang bị chỉ trích vì cho là sân chơi của các tập đoàn lớn hoặc khu vực tư nhân sẽ có thể làm tổn thương những nông dân nghèo quy mô nhỏ và dễ bị tổn thương.

“Chương trình thậm chí có thể đổ thêm dầu vào các cuộc biểu tình kéo dài phản đối chính phủ của Thủ tướng Modi ngay trước thềm bầu cử vào năm 2022, vốn đã phải vật lộn để giải quyết trong suốt hơn 9 tháng qua sau khi quốc hội nước này thông qua các luật nông nghiệp mới gây tranh cãi”, một chuyên gia nhận định.

Sukhwinder Singh Sabhra, một nông dân ở bang Punjab, cho biết: “Với hệ thống dữ liệu này, họ (các công ty công nghệ) sẽ biết nơi nào sản xuất không tốt và sẽ bắt chẹt mua rẻ nông sản từ nông dân ở đó và bán với giá cắt cổ ở các nơi khác. Hơn cả nông dân, chính người tiêu dùng sẽ là người hứng chịu thiệt hại".

Apeksha Kaushik, nhà phân tích chính tại Gartner, cho biết việc áp dụng công nghệ vẫn đang ở giai đoạn sơ khai tại Ấn Độ. Bà nói: “Sự hạn chế của cơ sở hạ tầng công nghệ và các hiện tượng thiên nhiên tái diễn như lũ lụt, hạn hán sẽ là những vấn đề cản trở việc triển khai các giải pháp kỹ thuật số, chưa kể những lo lắng về quyền riêng tư được chia sẻ rộng rãi cũng là một thách thức khác”.

Hiện Microsoft đã chọn 100 ngôi làng trên khắp Ấn Độ để triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học để xây dựng nền tảng. Amazon cũng đã bắt đầu cung cấp thông tin và lắp đặt ứng dụng di động theo dõi thời gian thực cho nông dân...

(Economictimes)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.