| Hotline: 0983.970.780

Cuộc sống mới ở Sóc Bom Bo

Thứ Bảy 03/07/2021 , 11:10 (GMT+7)

BÌNH PHƯỚC Nhờ có sự quan tâm của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào S'tiêng ở Sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, Bình Phước) đổi thay từng ngày.

Anh Điểu Té chăm sóc đàn gà của gia đình do địa phương hỗ trợ con giống. Ảnh: TL.

Anh Điểu Té chăm sóc đàn gà của gia đình do địa phương hỗ trợ con giống. Ảnh: TL.

Sóc Bom Bo, vùng đất của đồng bào S’tiêng, địa danh lịch sử nổi tiếng, cũng như bao vùng đất cách mạng trên cả nước, từng gánh chịu sự hoang tàn do bom đạn chiến tranh tàn phá. Hòa bình lập lại, cuộc sống của đồng bào S'tiêng gặp vô vàn khó khăn, đói nghèo thường trực.

Trước thực trạng này, tỉnh Bình Phước đã có hàng loạt chính sách nhằm hỗ trợ đồng bào. Một trong những chính sách hiệu quả đó là định canh, định cư, đề án tái canh cây điều, hỗ trợ cây điều cho người dân, tạo sinh kế, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào S’tiêng trong tỉnh nói chung và ở Sóc Bom Bo nói riêng.

Là một trong những hộ nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ tái canh vườn điều, ông Điểu K'Riêng ở Sóc Bom Bo rất vui khi kinh tế gia đình ngày càng ổn định nhờ có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. “Trước đây, vườn điều năng suất kém, hay mất mùa vì không áp dụng kỹ thuật. Nhờ được nhà nước hỗ trợ cây giống kỹ thuật tái canh, năng suất cao hơn nhiều, mừng lắm”, ông Điểu K'Riêng nói.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, huyện Bù Đăng còn triển khai chương trình phát triển sản phẩm đặc trưng, hỗ trợ miễn phí con giống như lợn rừng, gà bản địa, bà con chỉ phải bỏ chi phí làm vườn trại.

Ngoài chăn nuôi, trồng trọt, đồng bào S'tiêng ở Sóc Bom Bo nay biết tận dụng những thế mạnh về văn hoá truyền thống như làm các món ăn, dệt thổ cẩm...để thu hút khách du lịch. Ảnh: Phúc Lập.

Ngoài chăn nuôi, trồng trọt, đồng bào S'tiêng ở Sóc Bom Bo nay biết tận dụng những thế mạnh về văn hoá truyền thống như làm các món ăn, dệt thổ cẩm...để thu hút khách du lịch. Ảnh: Phúc Lập.

Anh Điểu Té là hộ đồng bào tiêu biểu khi xin quản lý hơn 1,8ha vườn gồm cao su, điều, cà phê…của Khu bảo tồn. Ngoài ra, vợ chồng anh còn tham gia làng nghề ẩm thực phục vụ du khách. “Trước đây, cuộc sống khó khăn lắm, mấy năm nay thì đỡ nhiều rồi. Nhà tôi vừa được hỗ trợ 300 con gà ri giống để nuôi, phục vụ món ngon cho khách du lịch”, anh Điểu Té vui vẻ nói.

Sóc Bom Bo có 362 hộ dân, gần 2.000 nhân khẩu. Thống kê cho thấy, hộ có kinh tế khá chiếm 60%, số hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 98%, 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2%.

Ông Lý Trọng Nhân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước cho biết, giai đoạn 2016 - 2020, Ban Dân tộc cùng các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số với tổng vốn hơn 345 tỷ đồng.

Cụ thể, xây dựng 142 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất cho 2.855 hộ, hỗ trợ đất sản xuất cho 44 hộ, nước sinh hoạt phân tán 182 hộ, chuyển đổi ngành nghề 1.154 hộ và giải ngân cho 936 hộ vay vốn phát triển sản xuất.

'Nhờ được vay vốn chính sách, tôi đầu chăn nuôi heo rừng. Kinh tế gia đình tôi giờ đỡ hơn trước nhiều. Hôm nay đưa vợ con đi chơi khu di tích', anh Điểu Quan, ở Sóc Bom Bo. Ảnh: Phúc Lập.

"Nhờ được vay vốn chính sách, tôi đầu chăn nuôi heo rừng. Kinh tế gia đình tôi giờ đỡ hơn trước nhiều. Hôm nay đưa vợ con đi chơi khu di tích", anh Điểu Quan, ở Sóc Bom Bo. Ảnh: Phúc Lập.

Thông qua các cuộc vận động của đơn vị phối hợp đã xây dựng được 1.224 căn nhà đại đoàn kết cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, trị giá trên 105 tỷ đồng... Trong hai năm 2019 và 2020, Bình Phước chi gần 137 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo cho 2.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, giúp bà con ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Riêng Sóc Bom Bo, đời sống các hộ đồng bào S’tiêng đã có cuộc sống dư dả hơn nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Như gia đình anh Điểu Té, mỗi năm thu nhập cả trăm triệu đồng sau khi đăng ký quản lý, khai thác hơn 1,8ha vườn cao su, điều, cà phê… của Khu bảo tồn Bom Bo.

Vợ chồng anh Điểu Té còn có thêm nguồn thu nhập cả chục triệu đồng/tháng nhờ tham gia làng nghề ẩm thực phục vụ du khách tham quan di tích lịch sử Sóc Bom Bo.

“Mặc dù là xã thuần nông với 94% hộ dân làm nông nghiệp, sau 12 năm thành lập, xã Bình Minh có sự thay đổi vượt bậc. Lao động có việc làm đạt trên 95%, thu nhập bình quân đầu người đạt 43 triệu đồng/người/năm, cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của nhân dân, hệ thống giáo dục được đầu tư xây mới khang trang... Năm 2020, xã Bình Minh đã đạt chuẩn NTM”, ông Trịnh Công Long, Chủ tịch UBND xã Bình Minh.

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.