| Hotline: 0983.970.780

Cuống cuồng gặt lúa 'chạy mưa'

Thứ Tư 13/10/2021 , 16:23 (GMT+7)

HÀ NỘI Tại huyện Gia Lâm (Hà Nội), nông dân hối hả huy động tối đa máy gặt, nhân công gặt tay, khẩn trương thu hoạch lúa trước khi đợt mưa lớn tiếp theo diễn ra.

Ghi nhận tại xã Lệ Chi và xã Kim Sơn (Gia Lâm, Hà Nội), nhiều diện tích lúa bị đổ, ngã do mưa to, gió lớn trong nhiều ngày qua đang được người dân khẩn trương dựng, buộc lại, tránh tình trạng để lúa ngập sâu trong nước, rất dễ lên mầm.

Ghi nhận tại xã Lệ Chi và xã Kim Sơn (Gia Lâm, Hà Nội), nhiều diện tích lúa bị đổ, ngã do mưa to, gió lớn trong nhiều ngày qua đang được người dân khẩn trương dựng, buộc lại, tránh tình trạng để lúa ngập sâu trong nước, rất dễ lên mầm.

Ông Phan Văn Cơ, thôn Sen Hồ, xã Lệ Chi (Gia Lâm) cho biết: Gia đình ông có 4 sào trồng lúa thì có tới hơn 2 sào bị đổ. Không thể đưa máy vào gặt, ông đành phải thuê thêm lao động, nhanh chóng gặt bằng tay để tránh lúa bị ngâm lâu trong nước.  Đồng thời, thu hoạch nhanh, gọn trước khi được đợt mưa tiếp theo đang chuẩn bị kéo đến. 'Mặc dù lúa chưa chín 100%, nhưng theo dự báo thời tiết thì từ chiều ngày 13/10 sẽ bắt đầu có mưa trên diện rộng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8. Vì vậy, gia đình tôi vẫn quyết định thu hoạch hết các diện tích',ông Cơ cho hay.

Ông Phan Văn Cơ, thôn Sen Hồ, xã Lệ Chi (Gia Lâm) cho biết: Gia đình ông có 4 sào trồng lúa thì có tới hơn 2 sào bị đổ. Không thể đưa máy vào gặt, ông đành phải thuê thêm lao động, nhanh chóng gặt bằng tay để tránh lúa bị ngâm lâu trong nước.  Đồng thời, thu hoạch nhanh, gọn trước khi được đợt mưa tiếp theo đang chuẩn bị kéo đến. “Mặc dù lúa chưa chín 100%, nhưng theo dự báo thời tiết thì từ chiều ngày 13/10 sẽ bắt đầu có mưa trên diện rộng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8. Vì vậy, gia đình tôi vẫn quyết định thu hoạch hết các diện tích”,ông Cơ cho hay.

Các tổ máy gặt cũng tranh thủ thời tiết đang tạnh ráo, hoạt động hết công suất để giúp người dân nhanh chóng đưa lúa về nhà. Ông  Vũ Văn Thăng, chủ máy gặt cho biết: Rất nhiều diện tích của người dân bị đổ, nên tổ máy của ông làm việc rất vất vả. Máy hay bị 'hóc' lúa và không thể di chuyển nhanh, nên thời gian gặt phải kéo dài hơn. Mặc dù vậy, tổ máy sẽ cố gắng hết khả năng, làm việc liên tục để thu hoạch được càng nhiều diện tích càng tốt.

Các tổ máy gặt cũng tranh thủ thời tiết đang tạnh ráo, hoạt động hết công suất để giúp người dân nhanh chóng đưa lúa về nhà. Ông  Vũ Văn Thăng, chủ máy gặt cho biết: Rất nhiều diện tích của người dân bị đổ, nên tổ máy của ông làm việc rất vất vả. Máy hay bị “hóc” lúa và không thể di chuyển nhanh, nên thời gian gặt phải kéo dài hơn. Mặc dù vậy, tổ máy sẽ cố gắng hết khả năng, làm việc liên tục để thu hoạch được càng nhiều diện tích càng tốt.

Bà Nguyễn Thị Tròn, người cùng thôn Sen Hồ (Lệ Chi, Gia Lâm) chia sẻ: Đợt mưa vừa qua, nhà bà có 2 sào lúa bị đổ, dự định sẽ dựng buộc cho lúa đứng thẳng, đợi chín thêm mới thu hoạch. Tuy nhiên, khi có thông tin sắp có đợt mưa tiếp theo nên bà vẫn quyết định gặt sớm. 'Chưa năm nào mà mưa muộn như năm nay. Mặc dù lúa chưa chín hết, nhưng gặt trước mang về nhà hong cho se vỏ còn hơn để lúa ngoài ruộng. Gặp mưa lớn lúa đổ, ngập nước thì còn thiệt hại nhiều hơn', bà Tròn nói.

Bà Nguyễn Thị Tròn, người cùng thôn Sen Hồ (Lệ Chi, Gia Lâm) chia sẻ: Đợt mưa vừa qua, nhà bà có 2 sào lúa bị đổ, dự định sẽ dựng buộc cho lúa đứng thẳng, đợi chín thêm mới thu hoạch. Tuy nhiên, khi có thông tin sắp có đợt mưa tiếp theo nên bà vẫn quyết định gặt sớm. “Chưa năm nào mà mưa muộn như năm nay. Mặc dù lúa chưa chín hết, nhưng gặt trước mang về nhà hong cho se vỏ còn hơn để lúa ngoài ruộng. Gặp mưa lớn lúa đổ, ngập nước thì còn thiệt hại nhiều hơn”, bà Tròn nói.

Rất nhiều hộ dân đã ra ngồi trực ở đầu ruộng từ sáng sớm để đón máy gặt, với hi vọng gặt nhanh diện tích lúa trước khi trời tiếp tục có mưa.

Rất nhiều hộ dân đã ra ngồi trực ở đầu ruộng từ sáng sớm để đón máy gặt, với hi vọng gặt nhanh diện tích lúa trước khi trời tiếp tục có mưa.

Tại xã Kim Sơn (Gia Lâm), chị Nguyễn Thị Thu Nhuần, thôn Giao Tự, xã Kim Sơn vừa rẽ luống lúa cho máy gặt vừa than thở: 'Thời tiết mà mưa kéo dài liên tục thế này thì nông dân vất vả lắm, để lúa ngoài ruộng ngày nào là thấp thỏm ngày đấy, mà gặt về mưa lớn không phơi được cũng chết dở. Giờ cũng chỉ mong trời đừng mưa nữa để còn phơi lúa, chứ để mọc mầm hết thì vụ này chỉ có mất ăn'.

Tại xã Kim Sơn (Gia Lâm), chị Nguyễn Thị Thu Nhuần, thôn Giao Tự, xã Kim Sơn vừa rẽ luống lúa cho máy gặt vừa than thở: “Thời tiết mà mưa kéo dài liên tục thế này thì nông dân vất vả lắm, để lúa ngoài ruộng ngày nào là thấp thỏm ngày đấy, mà gặt về mưa lớn không phơi được cũng chết dở. Giờ cũng chỉ mong trời đừng mưa nữa để còn phơi lúa, chứ để mọc mầm hết thì vụ này chỉ có mất ăn”.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.