| Hotline: 0983.970.780

Cứu hộ cá thể gấu ngựa

Thứ Sáu 17/09/2021 , 13:01 (GMT+7)

ĐIỆN BIÊN Cá thể gấu ngựa non nặng ước chừng hơn 30 kg, là tang vật khi một đối tượng ở huyện Điện Biên đang có hành vi vận chuyển trái phép gấu đi tiêu thụ.

Cá thể gấu được Tổ chức Động vật Châu Á đặt tên là Wonder.

Cá thể gấu được Tổ chức Động vật Châu Á đặt tên là Wonder.

Ngày 16/9/2021, Tổ chức Động vật Châu Á tiếp nhận chuyển giao từ Cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Điện Biên và cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa con. Trước đó, cá thể gấu này đã được Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Điện Biên phối hợp với Công an huyện Điện Biên giải cứu từ tay một đối tượng buôn lậu vào ngày 12/9.

Ngay khi nắm được thông tin, Tổ chức Động vật Châu Á đã lên kế hoạch và phương án tinh gọn nhất để cứu hộ gấu trong khi tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn ra phức tạp và việc đi lại bị hạn chế. Cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Điện Biên đã hỗ trợ Tổ chức, đảm bảo được phép di chuyển an toàn qua các tỉnh.

Cá thể gấu ngựa non nặng ước chừng hơn 30 kg, là tang vật khi một đối tượng ở huyện Điện Biên đang có hành vi vận chuyển trái phép gấu đi tiêu thụ. Trước khi cứu hộ gấu, Tổ chức Động vật Châu Á đã gửi hướng dẫn chăm sóc gấu con cho các cán bộ cảnh sát Điện Biên.

Đây là chuyến cứu hộ thứ tư của Tổ chức Động vật Châu Á trong năm nay, đưa thêm 9 cá thể gấu về với các khu bán hoang dã tự do của Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam (5 cá thể gấu từ Hà Nội, 3 cá thể từ Lạng Sơn, và 1 gấu ngựa từ Điện Biên).

Kể từ năm 2007 tới nay, Tổ chức Động vật Châu Á đã cứu hộ 12 cá thể gấu từ tỉnh Điện Biên, trong đó có 10 cá thể gấu ngựa và 2 cá thể gấu chó, phần lớn đều được cứu hộ từ khi là gấu con. Theo ghi nhận của Cục Kiểm lâm (Bộ NN-PTNT), tỉnh Điện Biên hiện không còn tình trạng nuôi nhốt gấu trong các trang trại để lấy mật.

Đây là chuyến cứu hộ thứ tư của Tổ chức Động vật Châu Á trong năm 2021.

Đây là chuyến cứu hộ thứ tư của Tổ chức Động vật Châu Á trong năm 2021.

Sau cứu hộ, gấu sẽ trải qua 30 ngày cách ly, được khám sức khoẻ và chữa trị các bệnh tật, thương tổn, trước khi được ghép nhóm và hòa nhập tại các khu bán tự nhiên. Trung tâm hiện có 189 cá thể gấu đang được chăm sóc trong điều kiện y tế tốt nhất, và được tận hưởng cuộc sống là gấu đích thực.

Tổ chức Động vật Châu Á đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) hướng tới chấm dứt 100% số trại gấu còn lại trên địa bàn cả nước và đưa toàn bộ gấu về các cơ sở cứu hộ, lộ trình từ 2017 tới 2022.

Thống kê mới nhất cho thấy, cả nước còn khoảng 400 cá thể gấu nuôi trong các trang trại, trong khi gấu ngoài tự nhiên chỉ còn vài trăm cá thể. Cuối năm 2005, Chính phủ Việt Nam tiến hành lập hồ sơ và quản lý gấu trên cả nước nhằm mục đích quản lý số lượng gấu đang nuôi nhốt, chấm dứt tình trạng săn bắt gấu từ tự nhiên về nuôi.

Phần lớn gấu ngựa nuôi nhốt trong các trang trại vì mục đích thương mại, và có lẽ khoảnh khắc duy nhất mà những cá thể này được ra khỏi bốn bức lồng sắt xung quanh là khi bị gây mê để chích hút mật. Một số cá thể gấu được nuôi nhốt với mục đích làm cảnh hoặc để biểu diễn trong các công viên hoặc rạp xiếc.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế về tỉnh Gia Lai

Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) đã đề nghị một số địa phương nộp hơn 57 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.