| Hotline: 0983.970.780

Đa dạng sinh kế là chìa khóa thích ứng biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

Thứ Ba 02/11/2021 , 15:29 (GMT+7)

Để ĐSBCL tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là nguồn sống cho thế hệ tương lai, nông dân và cộng đồng địa phương cần tìm cách sống hòa hợp hơn với thiên nhiên.

Cây chết vì khô hạn tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: TonyNg/Shutterstock

Cây chết vì khô hạn tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: TonyNg/Shutterstock

Lũ lớn. Hạn hán khắc nghiệt. Xâm nhập mặn. Sạt lở bờ sông và bờ biển. Sụt lún đất.

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSBL), vùng trọng điểm sản xuất nông - ngư nghiệp của cả nước, đang phải hứng chịu tất cả những loại hình thiên tai trên. Mặc dù là một trong những vùng đất có đa dạng sinh học phong phú nhất trên Trái đất, môi trường nơi đây đang bị suy thoái nghiêm trọng. Đối với nông dân và cộng đồng có sinh kế phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây, thích ứng sẽ là chìa khóa để tồn tại.

Ước tính ĐBSCL mất khoảng 500 ha đất mỗi năm do xói lở, theo thống kê Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ngoài ra, hoạt động quản lý đất và nước không bền vững đang làm ô nhiễm mạng lưới sông ngòi và kênh rạch chằng chịt ở đây. Vào mùa khô năm 2020, có những thời điểm mức độ xâm nhập mặn ở nhiều nơi đã tăng lên đến 4 g/lít, cao gấp 4 lần so với ngưỡng chịu mặn của các loại cây trồng chính, gây ra cuộc khủng hoảng thiếu nước ngọt trên toàn vùng.

Mặc dù biến đổi khí hậu và nước biển dâng là nguyên nhân đằng sau những thay đổi này, các hoạt động của con người như xây dựng đập ở thượng nguồn và khai thác cát và nước ngầm ồ ạt cũng đang tác động tiêu cực đến ĐSBCL.

Suy thoái môi trường đang đe dọa mạng sống và sinh kế của hàng triệu người dân trên khắp 13 tỉnh thành. Để ĐSBCL tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là nguồn sống cho các thế hệ tương lai, nông dân và cộng đồng địa phương cần phải tìm cách sống hòa hợp hơn với thiên nhiên.

Từ năm 2016, Ngân hàng Thế giới, thông qua Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL, đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều quyết sách vĩ mô quan trọng đồng thời có những chương trình cụ thể, giúp hơn 1 triệu nông dân địa phương chuyển đổi sang những hình thức sản xuất thích ứng với khí hậu và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả.

ĐBSCL có 4 tiểu vùng sinh thái với các đặc điểm thủy văn khác nhau và dự án đã hỗ trợ thực hiện những chiến lược phù hợp với từng tiểu vùng. Ở vùng thượng lưu châu thổ, mục tiêu là chủ động điều tiết nguồn nước ngọt và hấp thụ lũ, góp phần giảm thiểu hạn hán và xâm nhập mặn ở hạ nguồn. Ở vùng cửa sông, mục tiêu là thích ứng với độ mặn ngày càng tăng. Dọc theo Bán đảo Cà Mau, việc bảo vệ vùng ven biển đang ngày càng trở nên dễ bị tổn thương với các hình thái thời tiết cực đoan cũng như giải quyết tình trạng khan hiếm nước ngọt là những ưu tiên hàng đầu.

 

"Tôi không muốn trôi nổi nơi xứ người, muốn làm tại nhà mà sống, giống như ông bà bố mẹ tôi. Điều đó có nghĩa là tôi phải chuẩn bị sẵn sàng trước bất cứ điều gì mà Mẹ Thiên nhiên mang đến."

(Nguyễn Văn Vương - Nông dân thượng nguồn ĐSBSCL)

Vùng Thượng đồng bằng – kết hợp lúa – sản vật mùa nước nổi

Dự án đã tận dụng mạng lưới các nhà khoa học rộng khắp cùng với nông dân phát triển các mô hình sản xuất có thể giúp giải quyết những thách thức về sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội đặc thù  từng vùng, đồng thời nhân rộng các mô hình này.

Ví dụ, nông dân ở tỉnh Đồng Tháp từ lâu đã quen với việc trồng lúa ba vụ một năm, dựa vào hệ thống đê bao cao để bảo vệ đồng ruộng vào mùa lũ. Hình thức canh tác này không tối ưu về kinh tế cũng như phù hợp về sinh thái. Trên thực tế, thâm canh ba vụ dẫn đến suy thoái đất và phá vỡ cân bằng nước, giảm năng suất nông nghiệp, thu hẹp các vùng đất ngập nước, đồng thời tăng nguy cơ lũ lụt và ô nhiễm.

Dự án đã giúp nông dân chuyển sang các loại cây trồng hoặc giống vật nuôi khác trong mùa lũ, vừa giảm sự phụ thuộc vào trồng lúa, vừa tạo thu nhập cao hơn.

Đối với anh Nguyễn Văn Vương ở huyện Tam Nông, chuyển đổi sang mô hình trồng 2 lúa kết hợp với nuôi vịt và cá đồng tự nhiên trên diện tích 10 héc-ta không hề dễ dàng vì chi phí đầu tư lớn. Tuy nhiên, anh Vương được dự án hỗ trợ 70% số vốn cần thiết đồng thời được các cán bộ kỹ thuật thường xuyên hướng dẫn ngay tại ao nhà.

'Buổi ban đầu tôi rất lo vì chuyển đổi thế này 'tiền quá tiền' và cũng bỡ ngỡ lắm', anh Vương nói. 'Nhưng kế hoạch có vẻ đầy hứa hẹn và tôi được giúp đỡ rất nhiều. Tôi làm và thấy hiệu quả, con cá mình chẳng cần cho ăn mà vẫn có tiền, còn lúa mình nhẹ phân nhẹ thuốc.'

“Buổi ban đầu tôi rất lo vì chuyển đổi thế này “tiền quá tiền” và cũng bỡ ngỡ lắm”, anh Vương nói. “Nhưng kế hoạch có vẻ đầy hứa hẹn và tôi được giúp đỡ rất nhiều. Tôi làm và thấy hiệu quả, con cá mình chẳng cần cho ăn mà vẫn có tiền, còn lúa mình nhẹ phân nhẹ thuốc.”

Ước tính trồng lúa 2 vụ đông-xuân, hè thu lợi nhuận bình quân từ 25 đến 30 triệu đồng/ha. Mô hình nuôi kết hợp trồng lúa 2 vụ - thuỷ sản - chăn nuôi vịt tận dụng tối đa tiềm năng đất nước và sức lao động có thể mang lại lợi nhuận lên tới 81 triệu đồng/ha. Bên cạnh việc gia tăng thu nhập, cách làm này còn giúp những người nông dân như anh Vượng giữ được nước lũ, giúp hạn chế xâm nhập mặn ở hạ lưu trong mùa khô.

Hạ lưu - Tôm khỏe hơn, Rừng được bảo vệ

Tại khu vực Bán đảo Cà Mau, nông dân được khuyến khích thử nghiệm các mô hình sinh kế dựa vào những gì tự nhiên vốn có để khai thác giá trị, để cân bằng giữa giữa duy trì sinh kế và bảo vệ môi trường. Hiện bán đảo đã bị xói lở bờ biển nghiêm trọng và sụt lún đất do trong nhiều năm nông dân phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, khai thác quá mức nước ngầm và gây ô nhiễm nước mặt.

Nông dân đã được hướng dẫn mô hình nuôi thủy sản kết hợp (vọp, ốc len, sò huyết) hay tôm dưới tán rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú là môi trường lý tưởng cho các loài này, cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên và bảo vệ chúng khỏi bệnh tật. Tôm sinh thái thường được bán với giá cao hơn ở các thị trường Liên minh châu Âu vì đáp ứng những tiêu chuẩn hữu cơ.

Ở những khu vực khác, nông dân cũng được hướng dẫn nuôi tôm theo phương pháp sạch và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Ví dụ, người nông dân ở tỉnh Bạc Liêu đã áp dụng mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi. Họ thấy cách làm này giúp cải thiện chất lượng nước, giảm ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

'Nếu bà con thực hiện theo đúng quy trình này thì sẽ thành công hết', anh Phạm Thế Hòa, một nông dân ở huyện Đông Hải, cho biết: 'Lựa con giống chất lượng, không xài hóa chất, sử dụng cá rô phi làm sạch ao tôm sẽ cho hiệu quả cao – đặc biệt tôi thấy sử dụng cá rô phi là rất hay'.

“Nếu bà con thực hiện theo đúng quy trình này thì sẽ thành công hết”, anh Phạm Thế Hòa, một nông dân ở huyện Đông Hải, cho biết: “Lựa con giống chất lượng, không xài hóa chất, sử dụng cá rô phi làm sạch ao tôm sẽ cho hiệu quả cao – đặc biệt tôi thấy sử dụng cá rô phi là rất hay”.

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật để nhân rộng và tăng tính bền vững cho chuyển đổi sinh kế

Để nông dân duy trì những thực hành tốt này ngay cả khi dự án kết thúc, Ngân hàng Thế giới cũng đầu tư thiết lập cơ sở hạ tầng tạo nền tảng cho quá trình nhân rộng một cách bền vững, đồng thời tăng cường hợp tác, điều phối vùng để quản lý nguồn tài nguyên nước và đất.

Phần lớn số vốn trong tổng mức đầu tư 387 triệu USD của dự án được sử dụng để xây mới và nâng cấp các công trình thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật đã xuống cấp. Ở vùng thượng nguồn, dự án đã cải tạo 61 km bờ bao và xây dựng 15 cống qua đê để nâng cao hiệu quả quản lý lũ, đặc biệt là thu lợi từ lũ.

Dọc theo 27 km bờ biển của bán đảo, dự án đã xây dựng nhiều công trình đê biển, đê chắn sóng và vành đai rừng ngập mặn. Các cửa cống và công trình thuỷ lợi khác cũng đã được xây dựng và hệ thống kênh mương được nạo vét để tăng cường điều tiết mặn và kiểm soát triều cường đang diễn ra ngày càng thường xuyên hơn. Tại các khu vực cửa sông, dự án đã xây dựng 4 cống kiểm soát triều lớn ven sông và ven biển để điều tiết độ mặn.

Hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít quy mô lớn nằm trên địa bàn 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một trong những công trình quan trọng của dự án. Hoạt động xây dựng và nâng cấp đã được hoàn thành ngay trước khi đợt hạn hán lịch sử năm 2020 trong vùng. Vào đỉnh điểm của đợt hạn hán trong tháng 3, toàn bộ hệ thống với đầy đủ các chức năng đi vào hoạt động đã giúp cứu cây trồng trên hàng nghìn ha đất.

Để nông dân duy trì những thực hành tốt này ngay cả khi dự án kết thúc, Ngân hàng Thế giới cũng đầu tư thiết lập cơ sở hạ tầng tạo nền tảng cho quá trình nhân rộng một cách bền vững, đồng thời tăng cường hợp tác, điều phối vùng để quản lý nguồn tài nguyên nước và đất.

Để nông dân duy trì những thực hành tốt này ngay cả khi dự án kết thúc, Ngân hàng Thế giới cũng đầu tư thiết lập cơ sở hạ tầng tạo nền tảng cho quá trình nhân rộng một cách bền vững, đồng thời tăng cường hợp tác, điều phối vùng để quản lý nguồn tài nguyên nước và đất.

 Nguyễn Hoàng Ái Phương, Chuyên gia môi trường và Chủ nhiệm dự án của Ngân hàng Thế giới cho biết: “Điểm khác của những giải pháp công trình trong dự án này là cách tiếp cận “không hối tiếc”, có nghĩa là có tính đến những yếu tố bất định của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, các hoạt động đầu tư này được thiết kế và vận hành dựa trên các tri thức khoa học về khí hậu cũng như những dữ liệu cập nhật, cung cấp từ hệ thống thông tin và dữ liệu tích hợp mà dự án này đang xây dựng.”

Về nội dung này, dự án đang hỗ trợ thành lập Trung tâm ĐBSCL, đóng vai trò là đầu mối về thông tin tích hợp liên quan đến nước, đất, tài nguyên cũng như các chỉ số môi trường và khí hậu khác của ĐBSCL. Trên toàn vùng, dự án đã thiết lập hơn 50 trạm quan trắc cung cấp thông tin cập nhật theo thời gian thực về tài nguyên nước và phát triển một bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định, phục vụ việc vận hành hiệu quả mạng lưới hạ tầng quản lý tài nguyên nước phức tạp trong vùng.

Với sự hỗ trợ của dự án này, điều quan trọng là khả năng thích ứng với khí hậu đã được lồng ghép vào các văn bản chính sách cấp cao nhất.

Trong thời gian tới, lần đầu tiên ĐBSCL sẽ có quy hoạch vùng (hiện đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), trong đó đặt vấn đề thích ứng với khí hậu lên hàng đầu. Quy hoạch mới công nhận sự phụ thuộc lẫn nhau của đất, nước và khí hậu, đồng thời thúc đẩy cách tiếp cận tổng thể trên toàn vùng đối với vấn đề phát triển.

 Phương cho biết: “Hợp tác và liên kết là chìa khóa để đảm bảo một tương lai thịnh vượng và thích ứng với khí hậu cho ĐBSCL. Tất cả mọi người ở mọi cấp - từ đồng ruộng đến công ty, từ địa phương đến trung ương, từ một tỉnh đến một tiểu vùng, hoặc toàn bộ vùng - phải nhìn rộng và xa hơn mối quan tâm trước mắt của mình và nghĩ về ĐBSCL một cách tổng thể và dài hạn.”

Đối với những người nông dân ở ĐBSCL, như anh Vương, thích ứng là chìa khóa để sống sót.

“Tôi không muốn trôi nổi nơi xứ người, muốn làm tại nhà mà sống, giống như ông bà bố mẹ tôi.” anh nói “Điều đó có nghĩa là tôi phải chuẩn bị sẵn sàng trước bất cứ điều gì mà Mẹ Thiên nhiên mang đến.”

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất