| Hotline: 0983.970.780

Đà Nẵng trả lời báo chí về dự án Marina Complex

Thứ Năm 25/04/2019 , 09:53 (GMT+7)

Trước những thông tin trái chiều về Dự án Bất động sản và Bến du thuyền (Marina Complex) tại cuộc họp báo quý I/2019 vào chiều 24/4, UBND TP Đà Nẵng đã trả lời các nội dung liên quan...

Khẳng định không ảnh hưởng đến sông Hàn

Thông tin từ Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, dự án Marina Complex được UBND TP phê duyệt sơ đồ ranh giới ngày 28/8/2009. Diện tích dự án 175.012m2, trong đó diện tích sử dụng phần đất liền 105.520m2, diện tích sử dụng đất phần mặt nước 69.492m2. 

Trong quá trình thực hiện, Đà Nẵng đã nhiều lần điều chỉnh quy hoạch dự án. Trước những thông tin phản ánh dự án có thể gây ảnh hưởng đến dòng chảy sông Hàn, đặc biệt là mùa mưa lũ, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã nhiều lần khẳng định: Dự án không ảnh hưởng đến dòng chảy sông Hàn.

Theo cơ quan này, trước khi đồng ý cho nhà đầu tư xây dựng bờ kè và làm dự án, thành phố đã khảo sát điều kiện địa chất, nghiên cứu dòng chảy và lấy ý kiến các đơn vị liên quan. Trước khi thực hiện dự án, đã có các công trình, các tuyến đê kè sẵn và chủ đầu tư chỉ đổ đất trên diện tích quy hoạch bờ kè nên không phải là lấn sông.

Đà Nẵng sẽ rà soát toàn bộ các dự án ven sông Hàn

Cụ thể, ranh giới phía sông của dự án theo sơ đồ được duyệt bám theo quy hoạch tuyến đê, kè Mân Quang đoạn nối tiếp đê, kè Bạch Đằng Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt ngày 20/10/2008, thời điểm trước khi dự án thực hiện. Đây là tuyến đê, kè được Sở NN-PTNT TP Đà Nẵng tổ chức lập quy hoạch trên cơ sở khảo sát địa hình địa chất, nghiên cứu dòng chảy sông Hàn, đảm bảo an toàn cho các khu dân cư đô thị Mân Quang, khu dân cư Làng cá Nại Hiên Đông, chống sạt lở bờ sông và cơ sở hạ tầng khu vực ven sông, đã được Bộ NN-PTNT cũng đã có ý kiến thống nhất.

Năm 2011, UBND TP Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch lần đầu vào ngày 26/1, phần ranh giới dự án được tính từ mép trong công trình đê, kè Mân Quang trở vào trong, tổng diện tích dự án 175.512m2, trong đó diện tích phần đất liền: 105.520m2, diện tích đất mặt nước, cầu tàu: 63.003m2; khu vực phía sông quy hoạch 13 khối tháp cao tầng (từ 16 - 33 tầng) và các công trình bảo dưỡng du thuyền; đất công viên, cây xanh: 7.065m2.

Sau đó, Tập đoàn VinaCapital đã chuyển nhượng cổ phần của Công ty TNHH Bất động sản và Bến du thuyền Đà Nẵng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai tiếp tục thực hiện. Qua 2 lần điều chỉnh quy hoạch vào năm 2015, 2017 và lần gần đây nhất vào ngày 15/9/2017, dự án được điều chỉnh quy hoạch theo hướng tốt hơn: Tổng diện tích dự án điều chỉnh giảm còn 117.311m2.

Trong đó, diện tích phần đất liền là 107.311m2,diện tích phần đất mặt nước, cầu tàu giảm từ 63.003m2 còn 10.000m2; ranh giới mặt nước cách luồng tàu chạy (do Cảng vụ Đà Nẵng quản lý) tăng từ 30m lên 60 - 200m hạn chế tối đa ảnh hưởng đến giao thông đường thủy; Tăng diện tích công viên, cây xanh từ 7.065m2 thành 24.415m2; khu vực phía sông điều chỉnh từ 13 khối tháp cao tầng còn 2 khối tháp (chiều cao từ 16 - 33 tầng) và 57 căn biệt thự, góp phần giảm áp lực về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật tại khu vực; bố trí lối đi công cộng ven sông rộng 8m, không xây dựng tường rào và cổng vào khu vực phía sông tạo thuận tiện cho mọi người dân tiếp cận không gian dọc bờ sông.

Dự án đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt báo cáo tác động môi trường tại Quyết định số 6039/QĐ-UBND ngày 27/10/2017.

Theo tài liệu của NNVN, liên quan đến Đánh giá tác động môi trường dự án (ĐTM), trong quá trình thực hiện, Đà Nẵng đã thành lập hội đồng thẩm định bao gồm 11 chuyên gia, kỹ sư và các chuyên gia phản biện…

Trao đổi với NNVN, ông Hoàng Thanh Hòa – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng, người từng là thành viên hội đồng thẩm định ĐTM dự án cho biết: Đánh giá ĐTM của dự án đạt hết. Lúc thực hiện dự án, Sở NN-PTNT Đà Nẵng đã đồng thuận và đề xuất làm tuyến kè bảo vệ và chủ đầu tư cũng đã thực hiện. Trong ĐTM đã có đầy đủ đánh giá tác động đến dòng chảy như thế nào và Sở TN-MT Đà Nẵng đã thông qua vì việc thay đổi là không đáng kể…

Từng giữ vai trò phản biện ĐTM dự án này, chuyên gia thuỷ lợi Huỳnh Vạn Thắng, nguyên Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng cũng cho biết, ông là người trực tiếp thẩm định dự án và thực tế “dự án này gần như không ảnh hưởng đến dòng chảy” và “vẫn đảm bảo luồng giao thông thủy từ vịnh Đà Nẵng vào sông Hàn”.

Theo ông Thắng, trong quá trình thẩm định đánh giá tác động môi trường dự án, các chuyên gia đã yêu cầu chủ đầu tư chạy mô hình thủy lực, thủy văn để đánh giá sát thực nhất sự thay đổi dòng chảy khi thực hiện dự án. “Việc này được thực hiện cả trước lẫn sau khi thực hiện dự án. Phải tính toán vận tốc dòng chảy, mực nước, hướng dòng chảy, cả trong điều kiện bình thường lẫn mùa mưa lũ để đưa ra kết quả. Và thực tế, giữa trước và sau khi thực hiện dự án thì việc thay đổi dòng chảy là không đáng kể. Đây là một phần bắt buộc trong ĐTM và sau đó đã được Sở TN-MT Đà Nẵng thông qua. 

Ông Thắng nói thêm, ngay ở khu vực dự án, từ thời Pháp thuộc đã cho xây dựng một bờ kè hướng dòng dài khoảng 2km từ sông Hàn ra đến cảng Tiên Sa (dưới bán đảo Sơn Trà), nhờ đó dòng sông không bị bồi lấp hay thay đổi dòng chảy trong hơn 100 năm qua. Khi dự án triển khai, diện tích dự án vẫn nằm trong tuyến đê kè phía trong giúp chống sạt lở bờ sông, không lấn ra lòng sông vì không vượt qua bờ kè dẫn dòng thời Pháp, nghĩa là không cản trở dòng chảy. Mặt khác, trong dự án cũng có bộ phận kè, cơ bản làm trên tuyến kè cũ, nâng công trình lên, thực sự nhìn không đẹp nhưng  vẫn đảm bảo cho sông Hàn và bảo vệ đô thị ở phía trong.
 

Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia

Chiều 24/4, tại họp báo quý I/2019, ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng đã cho biết thông tin liên quan đến dự án Bất động sản và Bến du thuyền - Marina Complex tại phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng làm chủ đầu tư, hiện nay, UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo các đơn vị Sở, ngành liên quan tiến hành rà soát không chỉ dự án này mà toàn bộ những dự án đầu tư ven bờ sông Hàn. Trước mắt, tạm dừng tất cả các dự án, không được thi công. “Chúng tôi đang cho rà soát, hiện chưa thể thông tin là có bao nhiêu dự án làm ven bờ sông Hàn. Việc công trình có lấn sông Hàn, có ảnh hưởng dòng chảy hay không, mật độ xây dựng ra sao... sẽ đưa ra các chuyên gia, nhà khoa học bàn luận”, ông Dũng nói. 

Đối với Dự án Marina Complex TP đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng tổ chức hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia để tham vấn ý kiến về dòng chảy, mật độ xây dựng công trình để có hướng xử lý cụ thể. Dự kiến hội thảo này sẽ được tổ chức trong khoảng từ ngày 3 - 7/5.

Trước sự xôn xao của dư luận về thông tin dự án ảnh hưởng đến sông Hàn, ngày 19/4, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Đặng Việt Dũng ký công văn truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND TP giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT, Sở KH-ĐT và các đơn vị liên quan làm việc với Nhà đầu tư tạm dừng triển khai dự án để kiểm tra, rà soát hồ sơ pháp lý. Lãnh đạo Đà Nẵng cũng yêu cầu tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến việc triển khai xây dựng dự án, kết quả báo cáo về UBND TP trước ngày 3/5/2019…

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm