| Hotline: 0983.970.780

Đại hội Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định nhiệm kỳ VI

Thứ Bảy 27/03/2021 , 08:21 (GMT+7)

Hiệp hội Gỗ-Lâm sản Bình Định vừa tổ chức Đại hội nhiệm kỳ VI (2021-2024), bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới và đề ra chương trình hành động trong 5 năm tới.

Chiều 26/3, tại TP Quy Nhơn, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ VI (2021-2024) nhằm tổng kết hoạt động 5 năm vừa qua, bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới; đồng thời đưa ra phương hướng hoạt động, chương trình, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới. Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng tham dự.

Trong nhiệm kỳ V, bằng nỗ lực của toàn thể hội viên, riêng năm 2020, ngành gỗ Bình Định đã đạt 655 triệu USD giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 46% so chỉ tiêu.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn đánh giá cao kết quả hoạt động của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định trong nhiệm kỳ cũ. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn đánh giá cao kết quả hoạt động của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định trong nhiệm kỳ cũ. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Từ năm 2010, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định đã tích cực vận động hội viên chuyển đổi, phát triển đồ gỗ nội thất. Trong các nhiệm kỳ trước, phần lớn các doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Định đầu tư mở rộng, sử dụng nhiều công nhân, năng suất bình quân khoảng 8.000-10.000 USD kim ngạch xuất khẩu/công nhân/năm.

Đến giai đoạn 2017-2020 của nhiệm kỳ V, các doanh nghiệp tiên phong trong ngành gỗ Bình Định như Tiến Đạt, Đại Thành, Thắng Lợi, Thiên Phát… đã tập trung đầu tư thâm dụng vốn theo chiều sâu, sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết kế dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa cao, giảm số lượng công nhân phổ thông, chọn dòng sản phẩm flat-pack, đặc biệt là nhóm sản phẩm chiến lược như tủ bếp, tủ nhà tắm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, giúp tăng năng suất bình quân lao động ở một số nhà máy lên mức 25.000-30.000 USD kim ngạch xuất khẩu/công nhân/năm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng phát biểu tại đại hội. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng phát biểu tại đại hội. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, ngành gỗ Bình Định còn nổi lên lĩnh vực sản phẩm nhựa đan/wicker có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất nhanh, đặc điểm của sản phẩm này là phần lớn nguyên vật liệu công nghiệp như sắt, gỗ, sợi nhựa… và tận dụng lực lượng lao động nông nhàn tại địa phương.

Trong công tác xây dựng Hiệp hội, hoạt động nổi bật nhất trong nhiệm kỳ V là thắt chặt mối liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho ngành gỗ. Liên kết, hợp tác với các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp ngoài ngành gỗ nhằm tranh thủ sự hỗ trợ tối đa, góp phần nâng sức cạnh tranh của toàn ngành gỗ. Tiếp nhận, tổng hợp thông tin phản ánh của hội viên về những vấn đề xung đột lợi ích, tranh chấp liên quan hoạt động sản xuất, kinh doanh để kịp thời hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn giải quyết và khuyến nghị hội viên để bảo vệ quyền lợi và lợi ích chung.

Ban chấp hành Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định nhiệm kỳ VI ra mắt đại hội. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ban chấp hành Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định nhiệm kỳ VI ra mắt đại hội. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Trong nhiệm kỳ mới, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định đặt ra mục tiêu tăng trưởng bình quân 10%/năm, dự kiến đến năm 2024 ngành gỗ Bình Định đạt tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 790 triệu USD; riêng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nhóm vật liệu công nghiệp như nhựa đan, kim loại… đạt 170 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành gỗ Bình Định đến năm 2024 sẽ phấn đấu đạt 906 triệu USD.

Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định nhiệm kỳ VI Lê Minh Thiện phát biểu tại đại hội. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định nhiệm kỳ VI Lê Minh Thiện phát biểu tại đại hội. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn đánh giá cao kết quả hoạt động của nhiệm kỳ cũ, định hướng cho Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định nhiệm kỳ VI trong giai đoạn 2020-2024 cần đẩy mạnh  phát triển ngành chế biến gỗ bền vững, thân thiện môi trường, thỏa mãn các nhu cầu và yêu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

Kết quả đại hội, Ban chấp hành Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định có 19 thành viên; trong đó, Chủ tịch Hiệp hội là ông Lê Minh Thiện, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hưng.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm