| Hotline: 0983.970.780

Đại lộ hiện đại nhất TP HCM hư hỏng nặng

Thứ Tư 23/05/2012 , 09:06 (GMT+7)

Sau nửa năm thông xe toàn tuyến, đại lộ Đông Tây đoạn từ đường Đồng Văn Cống đến cầu vượt Cát Lái (quận 2) đang bị sụt lún nặng...

Sau nửa năm thông xe toàn tuyến, đại lộ Đông Tây đoạn từ đường Đồng Văn Cống đến cầu vượt Cát Lái (quận 2) đang bị sụt lún nặng tạo nên nhiều rãnh sâu, nhựa đường bị trồi lên gồ ghề, lượn sóng.


Đại lộ Đông Tây, đoạn từ hầm vượt sông Sài Gòn đến cầu vượt Cát Lái, dài khoảng 6,5 km được đưa vào sử dụng từ ngày 20/11/2011. Riêng đoạn từ đường Liên tỉnh lộ 25B (nay là đường Đồng Văn Cống) đến nút giao Cát Lái được đưa vào sử dụng từ tháng 8/2010


Tuy nhiên, sau đó mặt đường bắt đầu bị lún và ngày càng trầm trọng


Lún nặng nhất là đoạn từ ngã ba đường dẫn vào hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) đến ngã tư Lương Định Của - đại lộ Đông Tây (dài gần một km)


Mặt đường bên thấp bên cao, có chỗ chênh nhau 10-15 cm. Theo các tài xế khi chở hàng từ cảng Cát Lái ra xa lộ Hà Nội, lưu thông qua đoạn đường này phải giảm tối đa tốc độ vì rất sợ xe lật


Cùng một vị trí, nhưng mặt đường chênh nhau tạo thành một góc khoảng 15 độ


Nhiều đoạn nhựa đường bị trồi lên, cao hẳn so với phần đường còn lại, gây nguy hiểm


Dù Ban quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Đô thị thành phố (Ban quản lý) đã sửa chữa tạm không dưới 3 lần bằng cách cắt bỏ các khu vực trồi nhựa và thảm bù bê tông nhựa vào 2 rãnh đường bị lún sâu. Song, sau mỗi lần sửa chữa tạm, "bệnh" cũ tái phát, mặt đường tiếp tục lún sâu sau một thời gian ngắn sử dụng


Theo Ban quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Đô thị thành phố, nguyên nhân ban đầu gây lún mặt đường là xe quá tải. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giao thông đã phản bác vì nếu đại lộ Đông Tây bị lún do xe quá tải thì xa lộ Hà Nội và Liên Tỉnh lộ 25B (đường Đồng Văn Cống) cũng phải chịu số phận tương tự. Trong khi đó, 2 tuyến đường trên không có dấu hiệu lún và trồi nhựa 
 

Khởi công ngày 31/1/2005, đại lộ Đông Tây xẻ dọc thành phố, được ví như "con rồng" uốn lượn nối từ Đông sang Tây Sài Gòn, với chưa đầy 30 phút chạy xe. Trong quá trình thực hiện, các hạng mục công trình của dự án đã sử dụng khoảng 61.000 tấn thép, 450.000 m3 bê tông, đào đắp 3 triệu m3 đất, xây dựng hơn một triệu m2 diện tích mặt đường. Hơn 1.500 cán bộ tham gia thực hiện dự án với tổng cộng 5,1 triệu ngày công, trên 400 chuyên gia trong nước và quốc tế đã tham gia với hơn 7,4 nghìn ngày công để nghiên cứu, thiết kế và triển khai thực hiện dự án

Từ ngày 21/5, nhà thầu Obayashi (Nhật Bản) đã thuê các thầu phụ sửa chữa tạm đại lộ Đông Tây. Tuy nhiên, trao đổi với PV sáng 22/5, một kỹ sư đang làm việc tại đây cho biết việc sửa chữa này chỉ mang tính tạm thời, khả năng tình trạng sụt lún sẽ xuất hiện trở lại rất cao nếu không có biện pháp xử lý triệt để.

Theo Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Đô thị thành phố, căn cứ trên ý kiến của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, tư vấn và nhà thầu đang hoàn chỉnh phương án xử lý triệt để hiện tượng trồi nhựa. Đồng thời, để bảo đảm tính chính xác, khách quan trong việc xác định nguyên nhân và trách nhiệm của các đơn vị liên quan làm cơ sở cho các bước xử lý tiếp theo, Ban quản lý đã chọn một đơn vị tư vấn độc lập để tiến hành công tác trên.

Dự kiến, việc này sẽ hoàn thành trong quý II/2012.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cảnh báo: Vùng núi Bắc bộ có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Các chuyên gia cảnh báo, trong những ngày tới, mưa lớn có nguy cơ gây ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi Bắc bộ.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.