| Hotline: 0983.970.780

Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Thứ Ba 07/05/2024 , 18:01 (GMT+7)

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Ngày 7/5, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm quốc tế (IFPRI) tổ chức hội thảo “Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á”.

Tại hội thảo, đại diện IFPRI, TS Alan de Brauw - Giám đốc Dự án “Cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp” chia sẻ, dự án được triển khai theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 tập trung xây dựng báo cáo ở từng nước về tiềm năng phát triển chính sách liên quan. Giai đoạn 2 sẽ thí điểm triển khai cho vay theo chuỗi giá trị ở Việt Nam và Indonesia.

TS Alan de Brauw - Giám đốc Dự án 'Cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp'. Ảnh: HT.

TS Alan de Brauw - Giám đốc Dự án “Cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp”. Ảnh: HT.

Ông Alan de Brauw cho rằng, hiện nay để sản xuất nông nghiệp, nhất là đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng sức cạnh tranh thì nông dân, hợp tác xã cũng như các doanh nghiệp rất cần vốn đầu tư. Tuy nhiên, những mô hình tín dụng truyền thống hiện có, nhất là mô hình tín dụng dựa vào tài sản thế chấp không còn phù hợp với nông dân, khi điều kiện về tài sản sở hữu vẫn còn hạn chế.

TS Trương Thị Thu Trang - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nhấn mạnh, tín dụng chuỗi giá trị nông nghiệp là xu hướng để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, qua đó giúp giải quyết nhu cầu tài chính của tất cả các tác nhân tham gia trong chuỗi từ sản xuất, chế biến và phân phối. Thông qua tín dụng theo chuỗi, tất cả các tác nhân tham gia phải tuân thủ cam kết vì lợi ích chung để đạt được mục tiêu đề ra.

TS Trương Thị Thu Trang phát biểu tại hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á'. Ảnh: HT.

TS Trương Thị Thu Trang phát biểu tại hội thảo “Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á”. Ảnh: HT.

Theo TS Trương Thị Thu Trang, thời gian qua dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ về tín dụng được triển khai, song việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Các tổ chức tín dụng cũng gặp không ít rủi ro khi đầu tư tín dụng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt các nông hộ nhỏ của Việt Nam và những nước đang phát triển đang phải đối mặt với nhiều hạn chế trong phát triển sản xuất, bao gồm việc khó tiếp cận tín dụng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tài chính chuỗi giá trị và phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam, TS Nguyễn Tiến Định - Trưởng Phòng Kinh tế Hợp tác và Trang trại, Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn nhấn mạnh rằng, thay vì đánh giá dựa vào tài sản thế chấp thì cho vay theo chuỗi giá trị dựa vào khả năng thanh toán của nông dân và hợp tác xã, bằng cách xem xét lịch sử sản xuất, quá trình sản xuất và khả năng giao dịch của các đối tượng.

TS Nguyễn Tiến Định chia sẻ kết quả nghiên cứu tại Hội thảo. Ảnh: HT.

TS Nguyễn Tiến Định chia sẻ kết quả nghiên cứu tại Hội thảo. Ảnh: HT.

Loại hình tín dụng theo chuỗi giá trị thể hiện một tam giác chuỗi giá trị tài chính được hình thành giữa người mua, người bán và các tổ chức tài chính, các bên tham gia trong mô hình tài chính. Qua đó đưa ra các thỏa thuận bao gồm điều kiện thông tin sản phẩm, thông tin tài chính và phương thức các bên liên lạc trao đổi thông tin cũng như cách thức vận hành rủi ro.

TS Nguyễn Tiến Định cho rằng, việc thực hiện các mô hình cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp sẽ góp phần hoàn thiện các Chương trình, Đề án trọng điểm mà Bộ NN-PTNT đang triển khai và thực hiện thành công Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2050 của Chính phủ.

Qua đó, ông Định đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nghiên cứu sửa đối chính sách tín dụng  phát triển nông nghiệp, nông thôn; thiết kế mô hình và xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Chương trình tín dụng sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL; triển khai mô hình thí điểm tài chính chuỗi giá trị trong các Chương trình, Đề án của Bộ NN-PTNT đang triển khai, ví dụ như cho vay thế chấp bằng hợp đồng liên kết sản xuất và thu mua nông sản giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, nông dân…

Hiện nhiều tổ chức tài chính đang cung cấp dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp, từ hệ thống ngân hàng đến các loại quỹ, tuy nhiên, vấn đề rủi ro tín dụng vẫn tạo ra nhiều trở ngại. Để giải quyết, PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh từ Học viện Ngân hàng Việt Nam kiến nghị hệ thống các ngân hàng chính sách, thương mại bên cạnh thiết kế chuỗi sản phẩm đa dạng, cần đặc biệt phát triển bảo hiểm nông nghiệp cho một số sản phẩm nông nghiệp trong các vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa tập trung...

Xem thêm
Bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13

Trung ương bầu bổ sung ông Lê Minh Hưng, Đỗ Văn Chiến, Nguyễn Trọng Nghĩa và bà Bùi Thị Minh Hoài vào Bộ Chính trị.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dự án hơn 200 tỷ đồng bị hư hỏng phần kè do thi công ẩu

Hạng mục công trình kè biển chắn sóng chạy dọc đường ven biển huyện Hoằng Hóa chưa bàn giao đã xuống cấp. Nguyên nhân do chất lượng công trình không đảm bảo.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.