| Hotline: 0983.970.780

Đài Loan có thể muốn chi 13 tỷ USD để mua tiêm kích F-16 Mỹ

Thứ Năm 07/03/2019 , 10:11 (GMT+7)

Đài Loan được cho là đã đề nghị được mua 66 tiêm kích F-16V của Mỹ để nâng cao năng lực phòng thủ.

Chiếc F-16V đầu tiên của Đài Loan bay thử hồi tháng 8. Ảnh: Taipei Times.

Chính quyền Đài Loan tuần trước có thể đã gửi cho Mỹ bản đề xuất được mua 66 chiến đấu cơ F-16V kèm tên lửa không đối không, không đối đất và gói huấn luyện phi công cùng hai năm bảo dưỡng máy bay trị giá 13 tỷ USD, trang Apple Daily hôm qua đưa tin.

Nhà chức trách Đài Loan chưa xác nhận thông tin này. Đài Loan gần đây ngày càng lo ngại về các động thái tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc, bao gồm việc tăng 7% ngân sách quốc phòng năm 2019 và triển khai oanh tạc cơ chiến lược H-6 ở căn cứ không quân Hưng Ninh, tỉnh Quảng Đông, cách đảo Đài Loan chỉ 450 km.

Hồi cuối năm ngoái, lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan nhận chiếc F-16V đầu tiên trong khuôn khổ hợp đồng nâng cấp phi đội F-16 được ký kết với tập đoàn Lockheed Martin.

Phiên bản F-16V được trang bị nhiều công nghệ hiện đại như radar mảng pha điện tử chủ động (AESA), máy tính điều khiển thế hệ mới và nhiều cải tiến trong buồng lái giúp đối phó nhiều mục tiêu cùng lúc. Phi công cũng được trang bị hệ thống ngắm bắn gắn trên mũ bay, tăng khả năng tác chiến của tên lửa tầm nhiệt AIM-9X.

Bộ Ngoại giao Mỹ hồi cuối tháng 9/2018 công bố việc Washington phê duyệt kế hoạch bán lô khí tài quân sự trị giá 330 triệu USD cho Đài Bắc. Ngoài các linh kiện thay thế cho phi đội F-16 và vận tải cơ C-130, Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan 18 hệ thống trinh sát dẫn bắn Sniper, khí tài quan trọng giúp máy bay Đài Loan tấn công mục tiêu với độ chính xác cao.

Trung Quốc đã phản ứng dữ dội trước việc chính phủ Mỹ phê duyệt hợp đồng bán khí tài này cho Đài Loan. Bắc Kinh kêu gọi Washington tuân thủ nguyên tắc "một Trung Quốc" bằng việc chấm dứt các hợp đồng bán vũ khí và cắt quan hệ quân sự với Đài Bắc, nhằm tránh làm tổn hại quan hệ song phương.

(VnExpress)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm