| Hotline: 0983.970.780

Đài Loan được, mất gì khi gia nhập CPTPP?

Chủ Nhật 26/09/2021 , 15:47 (GMT+7)

Một số mặt hàng nông sản chính cùng với linh kiện ô tô có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong trường hợp Đài Loan gia nhập Hiệp định CPTPP.

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (thứ hai từ phải qua) trong chiến dịch 'Dứa tự do' nhằm phản đối chính sách cấm nhập khẩu dứa từ eo biển của Trung Quốc hồi đầu năm nay. Ảnh: TWN

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (thứ hai từ phải qua) trong chiến dịch "Dứa tự do" nhằm phản đối chính sách cấm nhập khẩu dứa từ eo biển của Trung Quốc hồi đầu năm nay. Ảnh: TWN

Theo đó, các nhà sản xuất 20 loại nông sản của Đài Loan có thể phải gánh chịu những khó khăn nếu nước này tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Theo DW, eo biển Đài Loan Là một nền dân chủ với gần 25 triệu dân đã bị đại lục ngăn cản gia nhập hầu hết các tổ chức quốc tế vì chính sách “một Trung Quốc”. Hiện Bắc Kinh vẫn coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ của mình và phản đối mọi động thái công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập.

Ngày 22/9, chính quyền eo biển Đài Loan đã nộp đăng ký trở thành thành viên của khối thương mại xuyên Thái Bình Dương, chiếm khoảng 13% GDP của thế giới, động thái diễn ra sau gần một tuần lễ Trung Quốc nộp lá đơn xin vào tổ chức này.

Theo đánh giá của Hội đồng Phát triển Đài Loan, trong khi triển vọng gia nhập CPTPP vẫn chưa rõ ràng thì tin tức này có thể khiến một số ngành hàng nông nghiệp và linh kiện ô tô có thể gặp khó khăn khi trở thành thành viên chính thức của CPTPP.

Một báo cáo của Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan (COA) chỉ ra rằng, 20 sản phẩm nông nghiệp sẽ nằm trong danh mục “dễ bị tổn thương” khi việc cắt giảm thuế được áp dụng. Cụ thể là gạo, đậu phộng, đậu đỏ, tỏi, dứa, xoài, chuối, thịt gà và một số mặt hàng nông sản khác hiện đang được bảo hộ bằng hạn ngạch thuế quan và các biện pháp tự vệ.

Theo đó, với cam kết xóa bỏ khoảng 96,2% dòng hàng hóa được tự do hóa theo lộ trình giữa các thành viên CPTPP, Đài Loan sẽ phải nỗ lực duy trì mức thuế đối với một số mặt hàng nhạy cảm như gạo hoặc đàm phán thời gian loại bỏ dài hơn đối với các sản phẩm chịu tác động.

“Tuy nhiên, một số mặt hàng nông nghiệp khác lại được cho là “sẵn sàng hưởng lợi” từ việc Đài Loan gia nhập khối thương mại này, bao gồm xuất khẩu hoa, thủy hải sản, trà và trứng cùng với một số loại trái cây”, theo COA.

Năm 2020, eo biển Đài Loan đã xuất khẩu hàng hóa đạt tổng trị giá 43,55 tỷ Đài tệ, tương đương 1,57 tỷ USD vào thị trường 11 quốc gia thành viên CPTPP, chiếm 32,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngược lại Đài Loan nhập khẩu từ các quốc gia này đạt giá trị 113,7 tỷ Đài tệ (4,1 tỷ USD) trong năm ngoái, chiếm 26,7% tổng kim ngạch và bao gồm thịt bò đông lạnh, sữa bột, táo và rượu vang.

CPTPP hiện có 11 quốc gia thành viên gồm Canada, Australia, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. bao gồm khoảng 480 triệu người tiêu dùng

Trước đó, vào tháng 6 năm nay, Vương quốc Anh và Thái Lan cũng bày tỏ ý muốn tham gia thỏa thuận thương mại xuyên Thái Bình Dương và hiện vẫn đang trong quá trình đàm phán.

Theo quy định, nền kinh tế nào muốn tham gia CPTPP phải làm đơn xin gia nhập nộp cho New Zealand, quốc gia hiện đang nắm giữ vai trò là cơ quan lưu chiểu cho hiệp định thương mại vành đai Thái Bình Dương và tìm kiếm sự ủng hộ của tất cả các thành viên hiện nay.

Để được tham gia CPTPP, Đài Loan cần có sự chấp thuận của tất cả 11 thành viên CPTPP. Hòn đảo này hiện đã có hiệp định thương mại tự do song phương với New Zealand và Singapore, đồng thời đang là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

(CNA)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm