| Hotline: 0983.970.780

Đài Loan ‘tố’ WHO như là kẻ nghiệp dư

Thứ Bảy 11/04/2020 , 16:09 (GMT+7)

Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Đài Loan (CECC) nói WHO là "người trong cuộc mà hành xử như một kẻ nghiệp dư".

Bộ trưởng Y tế và Phúc Lọi Đài Loan công khai bức thư gửi cho WHO về dịch bệnh Covid-19. Ảnh: CNA

Bộ trưởng Y tế và Phúc Lọi Đài Loan công khai bức thư gửi cho WHO về dịch bệnh Covid-19. Ảnh: CNA

Đài Bắc vừa công bố một bức thư điện tử cho thấy, lãnh thổ này đã gửi một báo cáo cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngay từ hôm 31 tháng 12 năm 2019 để phản bác lại cáo buộc của tổ chức quốc tế này rằng, Đài Loan không bao giờ đề cập đến nguy cơ lây nhiễm từ người sang người của coronavirus, khởi nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc).

Cuộc tranh cãi liên quan đến đại dịch Covid-19 giữa Đài Loan và WHO, nhất là giữa tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus từng gây ra nhiều sóng gió thời gian qua, thậm chí còn đưa hòn đảo này vào thế bị cô lập. Những nhận xét của cá nhân ông Tedros đã gây ra sự phẫn nộ ở Đài Loan từng khiến đông đảo người dân ở đây phát động một bức thư tập thể để chống lại cáo buộc của người đứng đầu WHO.

Cụ thể là kể từ giai đoạn đầu của dịch bệnh, Đài Bắc đã than phiền là họ không thể nhận được thông tin kịp thời từ phía WHO, đồng thời cáo buộc có thế lực đã cung cấp cho WHO những thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh ở Đài Loan.

Trong kho đó WHO thì khẳng định là họ vẫn cung cấp cho Đài Loan những thông tin cập nhật về diễn tiến của dịch bệnh và cho biết mọi liên lạc với hòn đảo vẫn diễn ra bình thường.

Tại cuộc họp báo của CECC hôm nay (11/4), Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan Chen Shih-chung đã tiết lộ bằng chứng là một email báo cáo với WHO về sự xuất hiện của một loại virus không điển hình.

“Văn bản này đã chỉ ra rằng, có ít nhất bảy trường hợp viêm phổi không điển hình đã được thông báo ở Vũ Hán, Trung Quốc. Và cơ quan y tế ở Hồ Bắc đã trả lời với giới truyền thông là các bệnh nhân được cho là không phải SARS; tuy nhiên việc lấy mẫu bệnh vẫn đang được tiến hành xét nghiệm và các trường hợp đã được cách ly để điều trị”, nội dung báo cáo cho biết.

Đài Bắc công khai chỉ trích tổng giám đốc WHO 'tiền hậu bất nhất'. Ảnh: Nikkei

Đài Bắc công khai chỉ trích tổng giám đốc WHO "tiền hậu bất nhất". Ảnh: Nikkei

“Tôi sẽ đánh giá rất cao nếu bạn có thông tin liên quan để chia sẻ với chúng tôi. Cảm ơn bạn rất nhiều vì sự quan tâm của bạn về vấn đề này”, bức thư điện tử của WHO phản hồi với Đài Loan kết luận.

“Thông điệp này cho thấy phản ứng của WHO như những người nghiệp dư, bởi bất cứ ai có chuyên môn sẽ đều hiểu thông điệp này nói rằng nếu ai đó mắc bệnh thì nên được cách ly”, Bộ trưởng Chen khẳng định.

Bộ trưởng Chen cũng kêu gọi WHO hãy tích cực giải quyết dịch bệnh và không phạm phải những lỗi này hay lỗi khác bằng cách cố tình đẩy sự chú ý ra khỏi các vấn đề thực sự.

Trước đó, Đài Loan và Trung Quốc cũng nảy sinh những tranh cãi xung quanh việc đối phó với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh Đài Loan không được tham gia WHO vì bị Trung Quốc phản đối.

Hồi giữa tuần này, hôm 7/4 Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã công khai chỉ trích WHO vì tổ chức này ngay từ đầu đã đánh giá dịch bệnh không nghiêm trọng, đồng thời đe dọa sẽ cắt ngân sách cho WHO.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm