| Hotline: 0983.970.780

Đại Nghiệp, Phú Túc cái tên trùng với phận người

Thứ Tư 23/09/2020 , 08:22 (GMT+7)

Người xưa đặt những cái tên làng, tên xã là gửi gắm biết bao ước mơ vào trong đó để các thế hệ sau này tiếp nối, làm rạng danh nghề tổ của ông cha

Trang thông tin có sự kết hợp của Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội:

Xã Tân Dân huyện Phú Xuyên có 7 thôn thì cả 7 thôn đều làm nghề mộc với tổng cộng khoảng 2.500 gia đình nhưng Đại Nghiệp vẫn là thôn nổi tiếng nhất. Vốn tên cũ của làng là Già Cầu rồi Tre nhưng từ giữa thế kỷ trước lại cải thành Đại Nghiệp thể hiện chung một ước mơ dân làng sẽ phát triển được “nghề lớn” của ông cha từng được giới quý tộc, vương gia ngày xưa trọng dụng.

Chủ tịch Hội làng nghề Đại Nghiệp, ông Hoàng Văn Luận cho biết thôn có hơn 600 hộ thì đến 90% làm mộc, các hộ khác tuy không làm nhưng cũng mở dịch vụ phục vụ, tổng cộng thu hút hơn 1.000 lao động trực tiếp, gián tiếp các loại với thu nhập trung bình 6-7 triệu đồng/tháng. Sản phẩm chính của dân làng là sập gụ, tủ chè, tủ thờ, bàn ghế, tranh trang trí…được chế tác bằng các loại gỗ quý trong nước và ngoại nhập, các đường  nét điêu khắc hoa văn truyền thống vô cùng tinh xảo nên được thị trường tại nhiều tỉnh, thành ưa chuộng.

Với những cơ sở sản xuất lớn có thể thu nhập vài tỷ đồng/năm, còn cỡ trung bình 300 – 500 triệu đồng/năm là rất phổ biến. Tiêu biểu có thể kể đến gia đình anh Phan Văn Túc với gần 20 năm làm nghề, doanh thu trung bình mỗi năm từ 2-3 tỷ đồng. Mặc dù từ đầu năm tới nay bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19 nhưng người làng Đại Nghiệp không đến nỗi quá thiếu đơn hàng, thu nhập của lao động không bị hụt nhiều so với trước.

Cảnh một làng nghề ở ngoại thành Hà Nội (ảnh minh họa). Ảnh: Tư liệu.

Cảnh một làng nghề ở ngoại thành Hà Nội (ảnh minh họa). Ảnh: Tư liệu.

Phả đồ kế truyền của làng Lưu Thượng xã Phú Túc chép rằng cách đây 4 thế kỷ có bà Nguyễn Thảo Lâm đã sáng tạo ra cách đan các loại thúng, rổ, rá, giỏ bằng loại cỏ tế vốn mọc hoang đầy rẫy ở vùng đất này để từ đó dân trong thôn lần lượt học theo. Từ đó, lúc thăng, lúc trầm nhưng làng nghề luôn trên đà phát triển và đạt đến độ thịnh vượng như hôm nay với 1 hợp tác xã, 13 công ty và nhiều tổ hợp, nhóm hộ thu hút sự tham gia của gần 4.000 lao động. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của Phú Túc đạt trên 250 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 62 triệu đồng/năm.

Tiêu biểu có thể kể đến gia đình nghệ nhân Trần Văn Thế mỗi năm xuất khẩu cũng như bán nội địa đạt doanh thu 6-7 tỷ đồng/năm nhờ sự phong phú và chất lượng của những sản phẩm. Bên cạnh mặt hàng loại truyền thống cơ sở nhà ông còn sản xuất ra các loại mới như kệ, tủ quần áo, chao đèn, đồ trang trí... làm từ cỏ tế, mây giang đan, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 200 - 300 lao động. Để phát triển bền vững việc đăng ký thương hiệu, logo, bảo hộ thương hiệu đã được chính quyền địa phương để ý, xúc tiến. Để phục vụ cho hướng phát triển làng nghề đi kèm du lịch trải nghiệm, các tuyến đường giao thông của thôn, xã được đầu tư xây dựng và nâng cấp thời gian gần đây.

Nhờ đó mà trung bình mỗi năm Phú Túc đã thu hút được hàng trăm đoàn khách với vài ngàn lượt người trong nước và ngoài nước. Theo dự tính, quý III năm 2020, cụm công nghiệp làng nghề sẽ hoàn thành, tạo nên điểm nhấn trong hành trình tham quan, mua sắm của du khách khi đến với nơi đây.

Hiện 100% làng, cụm dân cư trên địa bàn Phú Xuyên đều có nghề sẵn hoặc được “cấy nghề” trong đó 49 làng nghề truyền thống được công nhận, tạo công ăn việc làm cho khoảng 40% lao động của huyện. Để vinh danh, thúc đẩy tinh thần thi đua lao động, sáng tạo ở các làng nghề, trong thời gian gần đây huyện Phú Xuyên đã tổ chức được 4 lễ hội làng nghề truyền thống cấp huyện và cấp xã. Tuy vậy các làng nghề nơi đây vẫn bị đánh giá là phát triển thiếu sự bền vững, phải đối mặt với nhiều khó khăn mà đặc biệt là thiếu mặt bằng sản xuất. Hầu hết các gia đình nơi đây đều tận dụng không gian gia đình làm nơi sản xuất, nguyên liệu tập kết nhiều khi tràn ra đường vừa ảnh hưởng đến cả giao thông cũng như gây ô nhiễm môi trường. Để giải quyết vấn đề trên hiện huyện đang triển khai khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội, 3 cụm công nghiệp làng nghề ở xã Phú Túc, Đại Thắng, Phú Yên và đề nghị UBND Thành phố chấp thuận thành lập thêm 3 cụm công nghiệp làng nghề ở các xã Sơn Hà, Vân Từ, Tân Dân.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm