| Hotline: 0983.970.780

Đại tá Lê Trọng Nghĩa: Đòn mở đầu hào hùng và ngoạn mục

Thứ Tư 27/03/2019 , 13:10 (GMT+7)

Chia sẻ những kỷ niệm về chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tá Lê Trọng Nghĩa bày tỏ: “Phải thấy rằng là qua trận đánh và qua thực tiễn của cách mạng Việt Nam, đã thể hiện Quân đội Nhân dân Việt Nam và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là tướng và quân của Hòa bình và của Nhân dân”.

le-trong-nghi-cd151733122
Đại tá Lê Trọng Nghĩa


Một nước cờ cao tay

11 giờ trưa ngày 26/1/1954, chỉ 6 tiếng trước giờ nổ súng, một mệnh lệnh lịch sử được phát ra từ Bộ chỉ huy chiến dịch: Hoãn cuộc tiến công, giãn quân và rút pháo khỏi trận địa trở về địa điểm tập kết.

Tham mưu trưởng chiến dịch Hoàng Văn Thái lệnh cho Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn và Chính ủy Trần Độ (F312) cùng Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm giúp cho Chính ủy Phạm Ngọc Mậu (F351) chỉ huy việc kéo pháo ra.

Ngay tiếp đó, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đưa ra một đòn đánh để hỗ trợ cho cuộc lui quân. Ông trực tiếp qua điện thoại cho Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ:

- Lệnh cho F308 cho “một bộ phận lực lượng” quật ra phía sau đánh vào cánh quân từ Thượng Lào sang để hỗ trợ cho việc lui quân.

- Báo cáo rõ. Xin chấp hành ngay lập tức!

Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ dõng dạ trả lời, mặc dù, theo lời kể của Cục trưởng Lê Trọng Nghĩa, ông Vũ chưa được phổ biến tin tức địch ở mặt trận Thượng Lào và ông Vũ cũng chưa biết “một bộ phận” là bao nhiêu.

Đại tá Vương Thừa Vũ điều ngay một bộ phận quặt ra phía sau đánh vào binh đoàn của Pháp vừa từ Thượng Lào tới. Và cũng là điều không ai ngờ, trước sức tiến công của Đại đoàn 308, quân Pháp tán loạn và chạy biến vào rừng. Thừa thế, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh điều toàn bộ Đại đoàn 308 – là con át chủ bài của quân đội ta – vượt biên giới tiến công truy kích, thẳng hướng tới Luang Prabang, kinh đô của nước Lào vừa mới được Pháp “trao trả độc lập” và nhập vào khối Liên hiệp Pháp.

Chỉ trong một thời gian ngắn, như thế chẻ tre, quân ta có sự phối hợp với bộ đội Pathet Lào vượt tới hai trăm cây số đến gần kinh đô nước Lào khiến chính trường rung động. Giới lãnh đạo Pháp, Mỹ cùng các giới báo đài các nước ầm ĩ đưa tin: Việt Minh cắt Đông Dương làm đôi (couper en deux). “Congsan” đã tiến đến bờ sông Mekong sát biên giới Thái Lan, sắp tràn vào Đông Nam Á...

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Pléven, Tổng tham mưu trưởng quân Pháp P.Ely vội bay sang Mỹ cầu cứu. Ngoại trưởng Mỹ Dulless và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ bàn chuyện trực tiếp can thiệp và tăng viện trợ quân sự, thêm máy bay B26 cho quân đội Pháp...

Trước tình hình quân sự suy sụp, tướng Navarre phải ra lệnh đình chỉ cuộc tiến công Atlande mới mở Tuy Hòa, phân tán khối binh đoàn cơ động chiến lược, tổ chức các cầu hàng không mới để lập và cứu giữ các trung tâm đề kháng mới ở Luang Prabang, Mường Sài (Thượng Lào), Savakhet (Trung Lào), tăng cường trở lại cho chiến trường đồng bằng Bắc bộ và Điện Biên Phủ...

Khi Đại đoàn 308 chỉ còn cách Luang Prabang chừng 15-20km thì đột ngột được lệnh dừng đánh rồi bí mật rút về khu vực quanh Điện Biên Phủ. Đòn đánh táo bạo và rút lui bất ngờ ấy vừa gây cho địch hoang mang không rõ ý đồ thực của ta, trong khi lực lượng Đại đoàn 308 vẫn được bảo toàn nguyên vẹn là một nước cờ cao tay.

Đại tá Lê Trọng Nghĩa bình luận: “Cả một đại đoàn đi mà không có chuẩn bị tình báo – thông tin của ta lơ mơ, không biết rõ cả đường đi, cũng như hậu cần. Cực kỳ mạo hiểm! Nếu Đại đoàn 308 thất bại thì cả chiến dịch Đông Xuân của ta “đi đứt”.

Thiếu tướng Cao Pha, Cục phó Cục Quân báo – Bộ Quốc phòng năm 1954 tại Điện Biên Phủ nhớ lại:

“Anh Lê Trọng Tấn nhận được lệnh của anh Văn kéo pháo ra thì tôi rất ngỡ ngàng. Một lúc sau thì anh Lê Trọng Nghĩa – Trưởng ban Quân báo – gọi tôi ngay về Chỉ huy sở. Về tôi mới được biết: Đảng ủy – Tổng Tư lệnh chỉ huy chiến dịch quyết tâm thay đổi phương châm vì tình hình đã thay đổi”. 

Tuy nhiên, vị Cục trưởng Quân báo đánh giá về chiến lược, đó là một trận thần tình. “Rút quân, kéo pháo ra khỏi Điện Biên Phủ nhưng thọc quả đấm sắt vào tận Luông pha-băng”, là một cú chiến lược đánh bại kế hoạch Navarre, phá Navarre ngay trận đầu. Quyết định toàn bộ cục diện trận đấu là đây, trước cả khi trận đánh mở màn.
 

Tin tức quân báo chính xác từng giờ

Theo lời kể của Đại tá Lê Trọng Nghĩa, ngày 22/1/1954 thì quân Pháp đã biết và nó trước kế hoạch tác chiến của Việt Minh ở Điện Biên Phủ. Quân Pháp mở cuộc tấn công, đưa tất cả các lực lượng đánh Atlande, là muốn đi trước quân ta một nước.

“Pháp cho rằng nếu đến ngày 25/1/1954 ta mà thò ra thì nó đập chết. Đến ngày 22/1, tôi hãy còn báo cáo như thế. Mọi người đều rất phấn khởi và ông Võ Nguyên Giáp cũng đồng ý. Nhưng sau ngày 22/1, tôi thu thập tất cả tin tức báo cáo về, tôi thấy có nhiều triệu chứng khác đi, nguy hiểm. Tôi với anh Trần Văn Quang, Cục trưởng Cục Tác chiến, sang gặp trực tiếp anh Võ Nguyên Giáp báo cáo lại”, ông Nghĩa kể.

Ban đầu ông Tổng Tư lệnh yêu cầu hai vị Cục trưởng trở về, phải trực tiếp xuống tận nơi để kiểm tra xem thực tế như thế nào. Đến chiều, Tổng Tư lệnh yêu cầu cả Cục phó Cục Bảo vệ Phạm Kiệt phải xuống tận nơi để kiểm tra. Rồi bản thân Tổng Tư lệnh cũng xuống tận cơ quan tình báo phía dưới để thẩm tra tin tức.

le-trong-nghi-vng151733194
Đại tá Nguyễn Huyên (bên phải) và Đại tá Lê Trọng Nghĩa (bên trái)

Ra chiến trường về, Cục trưởng Lê Trọng Nghĩa khẳng định lại nhận định tình hình của mình như ban đầu: Địch tăng cường quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và đưa quân từ Lào sang. Cục phó Phạm Kiệt xuống đến F312 trở về cũng báo cáo: Đúng là F312 có hiện tượng mất quân và bị địch bắt. Cho nên kế hoạch nổ súng khai hỏa chiến dịch dự kiến của ta có thể đã bị lộ.

Trò chuyện cùng Đại tá Lê Trọng Nghĩa về Điện Biên Phủ, ông ít khi nhắc lại những sự việc cụ thể hay những diễn biến cụ thể tại chiến dịch này, lý do ông đưa ra là đã được viết nhiều rồi, đã có bình luận nhiều lắm rồi. Bình luận về chiến thắng lịch sử này, ông nói: “Tôi coi trận Điện Biên Phủ là một kỳ tích đặc biệt.

Trận Điện Biên Phủ đã mang lại Hòa bình, mang lại Tự do, Dân chủ cho Nhân dân. Đây là thắng lợi đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại sau 9 năm nhân dân đã hết sức là đấu tranh gian khổ. Điện Biên Phủ trở thành một kỳ tích vĩ đại, lập lại được Hòa bình và xây dựng được cơ sở bước đầu để cho cuộc đấu tranh giành độc lập của toàn quốc và đấu tranh thống nhất.

Còn khi đó, tôi đã phụ tá ông Võ Nguyên Giáp như thế nào, đã phục vụ Điện Biên Phủ như thế, tình báo hay các ngành khác đã có những sáng tạo như thế nào... tôi cho đó phải xếp vào hàng dưới. Phải thấy rằng là qua trận đánh và qua thực tiễn của cách mạng Việt Nam, đã thể hiện Quân đội Nhân dân Việt Nam và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là tướng và quân của Hòa bình và của Nhân dân”.

“Khi kể lại tình hình ở thời điểm này, lính quân báo cảm thấy tự hào về sự đóng góp của ngành mình trong một đội quân nhân dân đích thực. Anh em kháo nhau: Miếng võ mở đầu ngoạn mục của quân ta “kéo pháo ra ở Điện Biên, thọc sâu quả đấm sắt tới kinh đô Lào” quả là lợi hại. Nó đã đảm bảo ta thu quân an toàn, đồng thời làm thất bại thảm hại hiệp đầu kế hoạch Navarre muốn giành chủ động tiến công chiến lược nước ta” (Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Cục trưởng Cục Quân báo – Bộ Quốc phòng – tại Điện Biên Phủ năm 1954).

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm