| Hotline: 0983.970.780

Đăk Lăk: Khát nước tưới cà phê

Thứ Sáu 28/03/2014 , 10:52 (GMT+7)

Theo Sở NN-PTNT Đăk Lăk, toàn tỉnh có 2.008 ha cây trồng bị hạn, trong đó 417 ha cà phê, thiệt hại ước tính hàng chục tỷ đồng.

Mặc dù nắng nóng không gay gắt nhưng nguồn nước tại các sông, hồ, đập lại khan hiếm hơn so với cùng kỳ.

Anh Lê Xuân Thành ở xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn cho biết,  đã tưới 2 đợt cho cà phê và chuẩn bị tưới đợt 3… song nguồn nước bắt đầu khan hiếm. Theo anh, mỗi niên vụ người trồng cà phê phải tưới 3 - 4 đợt (cách nhau 20 - 25 ngày/đợt). Để đào và khoan được 1 giếng phải đầu tư 30 - 40 triệu đồng, chi phí mua dầu chạy máy tưới cho 1 ha khoảng 4 triệu đồng. Nếu phải đi thuê thì chi phí càng lớn hơn.

Để khắc phục khó khăn, các địa phương đã huy động người dân tăng cường bơm nước tại các trạm bơm, đồng thời nạo vét kênh, mương và hồ chứa để trữ nước; phân chia, điều tiết lịch bơm để bảo đảm cho các sông, hồ, đập không bị kiệt nước; thực hiện các biện pháp giữ ẩm cho cây…

Đăk Lăk có 643 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó 516 hồ chứa, 81 đập dâng, 45 trạm bơm, 1 hệ thống đê bao với năng lực tưới hằng năm cho 25.000 ha lúa ĐX, 39.000 ha lúa mùa, 45.000 ha cà phê cùng hàng ngàn ha hoa màu, song nguồn nước chỉ đáp ứng 72% diện tích.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hà Nội có 124 cơ sở được cấp mã số vùng trồng với 794 ha

Mã số vùng trồng được cho là phương pháp quản lý tận gốc chất lượng nông sản, tuy nhiên câu chuyện thực hiện và giám sát nó hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.