| Hotline: 0983.970.780

Đầm sen xứ Đoài thu cả triệu đồng mỗi ngày

Thứ Sáu 19/07/2019 , 10:50 (GMT+7)

Nhờ tận dụng vùng trũng ven đê, gia đình chị Nguyễn Thị Hải ở xã Ngọc Tảo (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đã trồng sen, mỗi ngày cho tiền triệu.

Thời gian này, những đầm sen của chị Hải bên con đê Ngọc Tảo rực màu hồng của hoa sen… Người người tấp nập ra vào đầm tham quan, mua sen.

Trồng sen cho gia đình chị Hải thu nhập khá.

Theo chị Nguyễn Thị Hải, gia đình có truyền thống 40 – 50 năm trồng sen, trồng quy mô lớn gần chục năm nay. Trồng sen chi phí thấp nhưng có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, cây màu…Đến nay cánh đồng sen của chị thầu được 7 năm, với diện tích trên 10 mẫu. Một phần chị trồng sen, phần còn lại để thả trâu, bò, nuôi cá…

Chi Hải cho biết: “Mỗi ngày tôi bán được 1 triệu đồng, có ngày bán được 1,5 triệu từ đài sen. Riêng hoa thì một tuần bán được khoảng 200 bông, có ngày bán được cả triệu. Năm ngoái có hôm bán được 5 triệu đồng/ngày, bình thường cũng 2 – 3 triệu đồng/ngày”.

Ngày nào chị Hải cũng bán hơn 2 thuyền đài sen.

Hiện giá bán sen tại đầm khá cao, đài sen từ 2.000 – 4.000 đồng/đài, tùy thuộc vào đài to, đẹp, hạt đều… hoa sen 4.000 đồng/bông. Mặc dù mùa sen chỉ thu hoạch được 2 tháng, từ tháng 5 – hết tháng 7 (âm lịch) song cho thu nhập cả trăm triệu đồng.

Chị Hải hào hứng chia sẻ: “Mỗi năm trung bình tôi thu lãi trên 100 triệu đồng, có năm được mùa, được giá lãi 150 triệu. Nhờ sen, gia đình tôi mới có tiền mua cả chục con trâu, đào thêm ao nuôi cá... Tôi chưa bao giờ nghĩ cây sen lại cho kinh tế cao như thế, thấy có lợi từng năm tôi lại tiếp tục nhân rộng".

Một năm chị Hải thu lãi cả trăm triệu đồng từ trồng sen.

Chị Hải cho rằng trồng sen vừa cho giá trị kinh tế cao, vừa nhàn. Đến mùa thu hoạch không cần phải đem đi bán, ngồi một chỗ có người đến mua.

Khách hàng đến tận đầm chị Hải để mua sen.

“Trồng sen không vất vả chăm bón như lúa, bận rộn như nuôi cá. Trước chỉ một mình tôi trồng sen, giờ thấy hiệu quả một số hộ dân ở Ngọc Tảo cũng dần chuyển sang trồng”, chị Hải cho biết thêm.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất