| Hotline: 0983.970.780

Dân chưa nghe, quản lý Nhà nước chưa thấy (!)

Thứ Hai 29/11/2010 , 09:34 (GMT+7)

Hãng đồ uống Coca-Cola vừa phải ra lệnh thu hồi 88.000 chiếc cốc đã bán ra vì có chứa Cadimi - chất có thể gây ung thư. Trên thị trường Việt Nam liệu có xuất hiện loại cốc này không? Người tiêu dùng có biết thông tin?

* Coca- cola thu hồi 88.000 chiếc cốc có nguy cơ gây ung thư

Hãng đồ uống Coca-Cola vừa phải ra lệnh thu hồi 88.000 chiếc cốc đã bán ra sau khi các nhà chức trách Mỹ vừa phát hiện một lô cốc uống nước xuất xứ từ Trung Quốc chứa hàm lượng chì cao gấp 1.000 lần giới hạn cho phép và một loạt lô cốc khác có chứa cadimi (Cd) - một chất độc hại cho sức khỏe con người, nó sẽ bị phai ra từ các hình minh họa in trên cốc. Trên thị trường Việt Nam liệu có xuất hiện loại cốc này không? Người tiêu dùng có biết thông tin?  

Để trả lời các câu hỏi trên, PV NNVN đã dạo quanh thị trường và trao đổi với các nhà chức trách. Gặp chị Thanh Vân (Trương Định, Hà Nội) trong một siêu thị đang tìm mua cốc uống nước cho con trai 3 tuổi chị cho biết, thằng bé rất đam mê xem phim siêu nhân nên cũng chỉ thích hình cốc uống nước, quần áo, cặp đi học cũng có những nhân vật đó.

Hôm qua, đọc trên báo mạng có thông tin về những chiếc cốc gây độc này nhưng chị Vân nghĩ đó là ở nước ngoài, chưa xuất hiện ở Việt Nam. Vì vậy, chiều nay chị phải đi mấy nơi để tìm mua bằng được chiếc cốc có in hình để cu cậu được vui. Còn với chị cũng chưa biết tý gì về thông tin gây độc này.

Tôi có mặt tại một cửa hàng buôn đồ gia dụng trên phố Nguyễn Thiều, quận Long Biên (Hà Nội) sáng ngày 27/11. Chị chủ quán tên Lan hồ hởi khi biết tôi có nhu cầu mua thật nhiều cốc “rẻ tiền” về cho cơ quan. Vừa nói, chị vừa đưa mẫu 1 chiếc cốc Trung Quốc có men trong suốt, trắng tinh. Phía ngoài là hình hoa văn màu đen, đỏ loằng ngoằng.

“Thế hoa văn này có gây độc cho sức khỏe người không?”- Tôi hỏi. “Ôi dào, cốc uống nước thôi, độc gì mà độc. Tôi bán hàng gần chục năm ở chợ cũng có thấy ai kiểm tra hay nhắc đến chuyện đó đâu”. Chị cũng cho hay, chị không hề biết thông tin về Hãng Coca cola thu hồi hàng chục ngàn chiếc cốc Trung Quốc có độc. Cũng suy nghĩ như chị Lan, bà Chi (chủ kiot bán đồ gia dụng trong chợ Đồng Xuân còn “yên tâm tuyệt đối” khi những đồ gia dụng như cốc, chén, bát…chẳng bao giờ lo bị cơ quan chức năng kiểm tra vì nó không nhìn thấy rõ như miếng bánh, phẩm màu.

 Là người gắn bó với việc bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng nhiều năm, ông Đỗ Gia Phan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng cho hay, cadimi là một chất kim loại chống gỉ để sơn phủ lên đồ nữ trang. Thông thường cadimi màu xám, khi mạ lên kim loại thường có màu ngũ sắc óng ánh để làm đẹp. Sản phẩm độc hại này đã được cơ quan chức năng Việt Nam phối hợp đi kiểm tra cách đây ít tháng và đã có khuyến cáo với người tiêu dùng. Tuy nhiên, với đồ gia dụng những vẫn gây độc hại đến sức khỏe như phát hiện này thì chưa có.

Cũng theo ông Phan cho hay, chì, cadimi, thuỷ ngân, nhôm, sắt và mangan là chất luỹ tích. Khi trẻ em cầm nắm sản phẩm, độc chất có thể dính lên da tay và từ đó thẩm thấu qua đường ăn uống. Từ lâu, người ta biết rằng chì gây hại cho não bộ của trẻ. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng cadimi còn độc hơn chì vì chúng tác động đến cả hệ xương và khớp, nhất là sau quá trình sử dụng lâu dài. Khi những chất độc này đã được hấp thụ hơn lượng cần thiết, rất khó để loại nó ra khỏi cơ thể. Phần lớn lượng dư thừa sẽ được tích trữ trong gan ở dạng phức hợp sắt - protein là ferritin.

Khi ferritin bão hoà, một phức hợp sắt khác là hemosiderin được giải phóng và có thể dẫn đến hàng loạt ảnh hưởng bất lợi lên các tế bào gan. Ngoài ra, thức ăn chứa quá nhiều sắt, cadimi không được hấp thụ hết có thể giải phóng các gốc oxy trong ruột, gây ung thư ruột thừa.

Trao đổi với PV NNVN chiều ngày 28/11, ông Nguyễn Văn Nhiên, Chánh thanh tra Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, không giống như mặt hàng sữa bởi vì sữa là thực phẩm được công bố chất lượng sản phẩm ngay tại Cục nên khi có thông tin chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng sẽ cho kiểm tra ngay. Còn cốc, chén, bát đũa là thực phẩm trong nhóm đồ gia dụng nên cần phải xem xét cẩn thận và sẽ vào cuộc khi có Cục Quản lý thị trường yêu cầu.

Một lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng cho hay, Chi cục cũng chưa được nghe thông tin về những chiếc cốc độc này.

+ Theo Uỷ ban Thức ăn và Dinh dưỡng châu Âu, lượng sắt khuyến cáo trong 1 ngày đối với phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi là 18mg/ngày; phụ nữ mang thai là 27mg/ngày, và trong thời kỳ cho con bú là 10mg/ngày. Đối với người trưởng thành ngoài những trường hợp trên là 8mg/ngày. Lượng tăng cho phép đối với chế độ ăn kiêng với sắt là 45mg/ngày. Mặc dù sắt chỉ được hấp thụ một phần nhỏ, nhưng lại có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Chẳng hạn như, ion sắt rất dễ được hấp thụ. Nhưng nếu hấp thụ nhiều sẽ dễ phát triển bệnh ung thư vú. Tương tự, việc hấp thu sắt có thể được tăng đáng kể khi nó ở dạng ion Fe2+ hơn là khi nó nằm trong các thức ăn bổ sung có chứa sắt kết hợp với vitamin C... 

+ Trao đổi với báo chí, Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn và đo lường, chất lượng Nguyễn Quý Việt cho hay đã yêu cầu Cục Quản lí Thị trường, Chi cục Quản lí Thị trường các địa phương tìm kiếm mẫu li có họa tiết  các nhân vật hoạt hình nổi tiếng nói trên, xuất xứ từ Trung Quốc có chứa chất cadimi độc hại. Tuy nhiên, thông tin ban đầu chưa phát hiện sản phẩm này tại VN, trường hợp phát hiện các sản phẩm tương tự loại bị thu hồi ở Mỹ (in hình các nhân vật trong phim hoạt hình), VN cũng sẽ thu hồi và tiêu hủy.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm