| Hotline: 0983.970.780

Dân làm, dân kiểm tra

Thứ Sáu 09/05/2014 , 07:00 (GMT+7)

Xây dựng NTM, người dân huyện Châu Phú (An Giang) nhiệt tình tham gia làm GTNT.

Giờ đây, nhiều tuyến lộ GTNT của của huyện đã được nhựa hóa, bê tông hóa làm cho bộ mặt nông thôn đổi thay từng ngày.

Tuyến đường đất bờ Bắc kênh Vịnh Tre, xã Mỹ Phú được hình thành từ ngày giải phóng. Từ con đường đất ghồ ghề, nhấp nhô, sau khi xã lên đê bao 3 vụ, con đường đã được nâng cấp cao hơn cao trình đỉnh lũ năm 2000 nên mỗi khi lũ về người dân đi lại bằng đường bộ thuận tiện hơn, chứ không phải bằng đường thuỷ như trước.

Nhưng mỗi năm vào mùa mưa, nhiều hộ dân phải tự nguyện đóng góp kinh phí rải đá chống lầy vài chục triệu đồng nhưng dưới dạng chắp vá nên chỉ một thời gian ngắn đường lại hư hỏng tiếp, người dân đi lại khó khăn, nhất là các em học sinh đi học mỗi khi trời mưa.

Ông Nguyễn Văn Chà, ngụ ấp Mỹ An, thổ lộ: "Tôi sinh ra trên mảnh đất này đã 64 năm, nhìn quê hương đổi thay từng ngày thật phấn khởi.

Người dân ở đây đời sống luôn phát triển, nhà tường mọc lên chẳng kém gì thị thành, nhưng nhìn lại con lộ sình lầy mỗi khi mùa mưa, bà con ở đây tự nguyện đóng góp hơn 64 triệu đồng rải cát chống lầy, hết mùa mưa thì con đường lại như cũ.

Mọi người luôn ước ao phải chi con đường được láng nhựa hay bê tông thì thuận lợi hơn cho việc giao thương hàng hoá và học sinh đi lại dễ dàng".

Để đáp lại niềm mong ước của bà con, Đảng uỷ và UBND xã Mỹ Phú đã lập đề án xây dựng con lộ Bắc Vịnh Tre này có chiều dài 3.063 m nối liền từ QL 91 đến kênh 3, mặt đường rộng 3,5 m, tổng kinh phí 5,5 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách huyện hỗ trợ 1,5 tỷ đồng, số tiền còn lại huy động sức dân đóng góp.

Công trình được khởi công đổ bê tông dài 800 m, bề ngang mặt lộ 3,5 m. Nhà nước đi trước lập tức người dân trong xã hưởng ứng làm theo. Những hộ dân sống hai bên tuyến đường này và những hộ có đất SXNN ở cánh đồng Mỹ Phú đóng góp toàn bộ số tiền được Nhà nước hỗ trợ từ Nghị định số 42 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa đợt 2 năm 2013 hơn 300 triệu đồng.

Ngoài ra, xã đã thành lập 3 đoàn công tác vận động bà con đóng góp tiền và phương tiện để xây dựng con đường này.

Ý Đảng đã hợp lòng dân, lập tức chỉ trong khoảng thời gian chưa tròn 1 tháng, bà con đã đóng góp hơn 253 triệu đồng và đóng góp ngày công để xây dựng công trình này.

Ông Chà chia sẻ: “Thấy tôi tham gia làm đường, hai đứa con trai tôi cũng làm theo. Không riêng gì gia đình tôi, nhà anh Ba Đực, ngụ ấp Mỹ Phước và Ba An, ngụ ấp Mỹ An, hai anh đã ngoài 70 tuổi nhưng làm rất chăm chỉ và có mặt trên từng cây số”.

Cầm báo cáo tài chính trên tay, ông Chà nói: Để công trình mang tính minh bạch, cứ 3 ngày là UBMTTQ Việt Nam xã Mỹ Phú báo cáo với chúng tôi một lần bao nhiêu xi măng, đá mấy khối, tiền ăn bao nhiêu mỗi ngày, nước uống bao nhiêu để điều chỉnh phù hợp. Nếu như trước đây phải quay máy phát điện để trộn hồ mỗi ngày ngốn hết 40.000 đồng tiền xăng thì giờ vận động bà con cho câu điện.

Nấu ăn cũng vậy, anh em mình ăn rau cải và cá toàn do bà con đóng góp mỗi ngày, chỉ tốn gạo và gia vị, trung bình 302.800 đồng cho 50 người đến 70 người ăn. Nước uống cũng "xã hội hóa", bà con cho cà phê, trà, nước đá và đường nên giảm chi phí ban đầu rất nhiều.

Trung bình mỗi ngày tiết kiệm cũng được vài trăm nghìn. Nhân công không phải tốn, chi phí mỗi thứ đều tiết kiệm nên 530 m lộ do chúng tôi thực hiện tốn khoảng 253 triệu đồng. Dự kiến hơn 2,2 km, kinh phí ước khoảng 1,3 tỷ đồng, giảm hơn 2 tỷ đồng so với thiết kế ban đầu.

Có lẽ, công trình bê tông lộ GTNT ở xã Mỹ Phú đã phát huy hiệu quả, thu hút toàn dân cùng chung sức tham gia. Tất cả các khâu đều do người dân làm chủ và giám sát công trình, mỗi người đều xác định xây dựng GTNT là làm cho chính gia đình mình, con em mình được hưởng lợi và cùng với xã phát triển kinh tế, xã hội nên đều đồng lòng.

Trưởng Đài Truyền thanh huyện Châu Phú

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm tranh độc đáo

Sóc Trăng Khai thác giá trị từ lá bồ đề, thanh niên trẻ sáng tạo ra sản phẩm tranh trang trí độc đáo, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm