| Hotline: 0983.970.780

Dân "quây" nhà máy

Thứ Ba 23/11/2010 , 10:58 (GMT+7)

Hàng trăm người dân xã Hương Văn kéo đến cổng chính NM xi măng Luks chặn không cho công nhân vào làm việc, “tố” NM gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Mang cây trồng bị bụi và sỉ bám vào đến trước cổng công ty xi măng làm bằng chứng (người dân phải mang khẩu trang để tránh ô nhiễm)

Trong mấy ngày qua, hàng trăm người dân xã Hương Văn (huyện Hương Trà, tỉnh TT- Huế) đã kéo đến cổng chính NM xi măng Luks chặn không cho công nhân vào làm việc, “tố” NM gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Từ lúc 18 giờ tối ngày 20/11, hàng trăm người dân từ trẻ đến già đồng loạt kéo đến cổng chính của NM xi măng Luks, họ yêu cầu được gặp lãnh đạo công ty để phản ánh chậm xử lý môi trường dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe, gây thiệt hại về hoa màu, ô nhiễm đất đai của họ. Như một điệp khúc diễn ra thường niên, đây không phải là lần đầu tiên người dân xã Hướng Văn phản ứng gay gắt với phía NM.

Ông Đặng Hiến (74 tuổi, Đội 1, thôn Giáp Thượng) bức xúc: “Cứ vào ngày cuối tuần, lợi dụng lúc chiều tối, tắt đèn là NM bắt đầu xả khói bụi không chịu được. Nhà tui ở gần cửa phía nam của NM, chỉ cách chưa đầy 200m nên mỗi lần xả, bụi bao trùm cả nhà, mấy đứa nhỏ ho sụ sù thấy thương quá. Vườn tược thì trồng cây gì cũng chết bởi sức nóng, đất bị ô nhiễm. Người dân bọn tui chủ yếu làm nông nghiệp, đất không trồng nổi cây gì thì lấy chi mà sống đây”.

Đặc biệt, trong 32 hộ dân nằm gần cột khói NM, có 12 hộ dân bị ô nhiễm nặng nề nhất, không sản xuất, làm ăn gì được bởi hàng chục ha đất hoa màu bị “vùi” trong bụi xỉ và khói. Đời sống của hàng chục hộ dân nằm gần NM bị đảo lộn, khó khăn chồng chất. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước ở gần trạm cân phía nam của NM không phát huy hiệu qủa, mỗi lần trời mưa, nguồn nước ô nhiễm mang theo bụi khói và xỉ chảy thẳng vào nhà dân làm cây cối chết hàng loạt.

Quá bức xúc, sáng ngày 21/11, người dân đã chặt các cây cối trong vườn, đem đến cổng chính của NM để “làm chứng”. Mỗi người dân kéo đến cổng NM vẫn “thủ” sẵn một cái khẩu trang đề phòng khói bụi. Theo ghi nhận của chúng tôi, những loại cây trồng trong vườn nhà dân trên thân và lá đều phủ một lớp bụi xỉ dày đặc, đen sì. Khi có mưa, lớp bụi này bị nước cuốn xuống, thấm vào đất làm cây trồng chết la liệt.

Được biết, vừa qua, UBND tỉnh TT- Huế đã có buổi làm việc với Cty Xi măng Luks. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Cao- Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu Cty nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nội dung kiến nghị của Đoàn Kiểm tra Bộ TN-MT; việc xử lý khói bụi phải tuân thủ quy trình đã được phê duyệt; có các biện pháp xử lý triệt để nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Tuy nhiên, đến nay, phía công ty vẫn chây ì.
Chị Nguyễn Thị Hương (42 tuổi, thôn Giáp Thượng) cho hay: “Ô nhiễm thì có ngày nào người dân bọn tui không “hưởng” đâu. Lần này phải quyết làm cho ra nhẽ bởi dân bọn tui đã quá sức chịu đựng rồi. Trừ khi ăn uống chứ nằm ngủ trong nhà cũng phải bịt khẩu trang, trong mấy năm qua, ở thôn Giáp Thượng trẻ nhỏ bị bệnh liên quan đến đường hô hấp cũng nhiều lên trông thấy”.

Việc người dân ùn ùn kéo đến chặn từ cổng chính NM trong 2 ngày qua đã khiến hơn 400 công nhân không vào làm việc được. Trong khi đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù chính quyền xã, huyện, thậm chí tỉnh đã họp rất nhiều lần song những vấn đề căn cơ của người dân đưa ra vẫn không được giải quyết triệt để.

Có mặt trước cổng chính của NM Xi măng Luks, ông Đặng Công Bình- Bí thư Đảng ủy xã Hương Văn thừa nhận: “Việc bức xúc và phản ứng gay gắt của người dân là có cơ sở. Trong khi phía NM đã hứa rồi thất hứa nhiều lần vẫn không giải quyết chuyện ô nhiễm môi trường, đền bù thiệt hại về cây cối hoa màu. Công tác đưa dân lên khu tái định cư Ruộng Cà mặc dù đã được huyện phê duyệt song phía NM không thực hiện đúng như cam kết". 

 Đặc biệt, năm 2009 NM có hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh cho người dân song sang năm 2010 lại không có, khiến nhiều người dân bức xúc.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm