| Hotline: 0983.970.780

Dâng hương tưởng niệm 70 năm ngày mất cụ Huỳnh Thúc Kháng

Thứ Sáu 21/04/2017 , 19:26 (GMT+7)

Quảng Ngãi đã tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 70 năm ngày mất của cụ Huỳnh Thúc Kháng (21/4/1947-21/4/2017)...

15-10-14_nnvn-1
Viếng hương tưởng niệm cụ Huỳnh tại núi Thiên Ấn

Sáng 21/4, tại mộ chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng (núi Thiên Ấn, TP Quảng Ngãi) và Di tích lịch sử văn hóa Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ (tại thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi), tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 70 năm ngày mất của cụ Huỳnh Thúc Kháng (21/4/1947-21/4/2017).

Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyên Xuân Phúc, VP Chủ tịch Nước, UBTWMTTQVN… đã gửi tràng hoa viếng Cụ.

Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam, các huyện Nghĩa Hành, Sơn Tịnh, Bình Sơn (Quảng Ngãi) và huyện Tiên Phước (Quảng Nam), cùng các thầy cô giáo và học sinh Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (TP Quảng Ngãi) và thị trấn Chợ Chùa mang tên Nhà Chí Sĩ yêu nước đã cùng nhau ôn lại và ghi nhớ công lao to lớn của cụ Huỳnh Thúc Kháng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.

15-10-14_nnvn-2
Di tích lịch sử văn hóa Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ (tại thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi),

Là một chí sỹ yêu nước, đầu thế kỷ XX, cụ Huỳnh cùng với Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp khởi xướng phong trào Duy Tân và bị thực dân Pháp bắt. Các hoạt động yêu nước của phong trào này đã đánh thức, khơi dậy trong nhân dân tinh thần phản kháng với bộ máy thống trị của thực dân Pháp và bọn vua quan bù nhìn, tạo tiền đề cho phong trào kháng thuế nổ ra ở Quảng Nam, Quảng Ngãi rồi lan rộng ra các tỉnh miền Trung.

Năm 1908 , Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp giam tại Côn Đảo. Sau khi mãn hạn tù, cụ Huỳnh tham gia hoạt động chiến trường rồi hoạt động báo chí, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút Tiếng Dân – tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ở Trung kỳ. Tờ báo với chủ bút Huỳnh Thúc Kháng đã góp phần đắc lực vào cuộc đấu tranh tố cáo chính sách nô lệ thực dân Pháp, vạch mặt bọn Việt gian, đòi dân sinh, dân chủ. Sau CMT8 năm 1945, cụ Huỳnh tham gia Chính phủ liên hiệp kháng chiến, giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ rồi quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong chuyến đi kinh lý các tỉnh miền Trung, cụ Huỳnh lâm bệnh nặng và mất tại Quảng Ngãi ngày 21/4/1947, thọ 71 tuổi, thi hài cụ được an táng trên núi Thiên Ấn – một trong những ký thiên đẹp nhất của Quảng Ngãi...

Xem thêm
Siết chặt khai thác nước ngầm, bảo vệ 'túi' nước ngọt ở ĐBSCL

Nước ngầm - nguồn nước ngọt dự trữ lớn cho ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Giải pháp lâu dài kiểm soát, ngăn chặn khai thác nước ngầm cần được tính toán.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.