| Hotline: 0983.970.780

Đáng nể ông chủ 'Sông Hồng Koi Farm' sản xuất 10 tấn cá cảnh/năm, thu tiền tỷ

Thứ Năm 01/02/2018 , 14:30 (GMT+7)

Mỗi con cá Koi đổi được cả chỉ vàng. Nhưng nghề nuôi Koi giống như đánh bạc. Khúc sông Hồng đoạn chảy qua xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, Nam Định từng chứng kiến một người đàn ông mê Koi chết chìm trong thất bại. Nhưng...

Nhưng rồi, loài cá biểu trưng cho sự giàu sang, may mắn đã dắt anh từ ngôi nhà dột nát lên sống ở biệt thự đẹp nhất làng.
 

“Chiếc đũa mốc” và “cái mâm son”

Cá Koi - loài cá quý như cành vàng lá ngọc, chuyên sống trong cung vua, phủ chúa hay biệt thự nguy nga, được Phan Văn Sơn đem về nuôi dưỡng từ năm 2004. Câu chuyện “đũa mốc chòi mâm son” khiến xóm làng rì rầm bàn tán. Chẳng ai nghĩ một người đàn ông sống trong căn nhà cứ mưa là dột lại dám vay mượn hơn 100 triệu đồng đi máy bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh rước 50 cặp cá cảnh bé xíu (chiều dài 15 cm/con) xuất xứ từ Nhật Bản về nhân giống.

06-52-36_c-koi1
06-52-36_c-koi3
Cá Koi tại Sông Hồng Koi Farm của Phan Văn Sơn đang được thị trường ưa chuộng

Những con cá Koi thà tuyệt thực chứ nhất định không ăn cám thuỷ sản tầm thường sản xuất trong nước. Đàn “mỹ ngư” không chịu được cuộc sống kham khổ, sức khoẻ suy sụp rồi lần lượt ra đi. Thời ấy, thịt lợn ngoài chợ chỉ 30 - 40 ngàn đồng/kg nhưng Phan Văn Sơn "cắn rơm cắn cỏ" vay tiền mua thức ăn đặc chủng cho cá Koi nhập khẩu, giá 110.000 đồng/kg. Được ăn món khoái khẩu, một thời gian sau, cá cái bắt đầu ễnh bụng, anh Sơn mừng lắm, nghĩ thắng lợi ở trước mắt rồi.

Chẳng ngờ, tập tính sinh sản của giống cá này rất kỳ lạ. Dù làm đúng theo quy trình hướng dẫn, nhưng tỷ lệ trứng được thụ tinh rất thấp. Hoá ra, lão bán cá ở Sài Gòn giấu nghề, sợ có thêm đối thủ ở đất Bắc cướp cần câu cơm nên không dạy Sơn toàn bộ bí quyết nuôi cá sinh sản. Anh đã ngấu nghiến cả thùng sách, tiến hành rất nhiều ô thí nghiệm trong suốt 2 năm mới khám phá được “thâm cung” trong đời sống sinh hoạt của các cặp cá Koi. Từ đó, Phan Văn Sơn thiết kế ổ đẻ và môi trường phù hợp để cá thuận tiện sinh sản.

Khi quần thể Koi đủ lớn, anh rong ruổi khắp các đại lý cá cảnh ở các thành phố lớn để chào hàng. Thế nhưng, chẳng ai biết cá Koi là gì. Thậm chí, khi nghe thấy giá một con cá cảnh bằng nửa tạ gạo, người mắng mỉa như tát nước, kẻ cười cợt như gặp trò hề. Phan Văn Sơn ngậm ngùi quay đầu, chở đàn mỹ ngư về với tâm trạng như đóng băng vì tuyệt vọng. Chi phí thức ăn cho cá tăng lên đồng nghĩa với mâm cơm gia đình nghèo đi, chỉ có tình yêu dành cho đàn cá Koi của anh là không thay đổi.
 

Đãi cát tìm vàng

Mãi đến năm 2007 trở lại đây, vận số của Phan Văn Sơn bắt đầu thay đổi. Thú chơi cá Koi ngấm ngầm lan từ Nam ra Bắc, được giới đại gia, chủ các khu du lịch lùng sục săn tìm. Người ta mò về tận ngôi nhà nhỏ ven đê sông Hồng ở xóm Cộng Hoà để tuyển cá. Không đủ hàng để bán, anh thuê thêm hàng chục ao nuôi gia công vẫn chẳng ăn nhằm gì. Bởi, chẳng phải ngẫu nhiên mà cá Koi được mệnh danh là “quốc ngư của Nhật Bản”. Trong một đàn cá, chỉ có khoảng 5% cá thể có màu sắc đạt chuẩn, được định giá tiền triệu (đồng) trở lên. Số còn lại được chọn lọc dần dần, theo từng phân khúc khác nhau. Trên 80% trong số đó sẽ bị thải loại ngang bằng với giá cá bột thông thường. Bởi vậy, người ta mới nói, nuôi cá Koi chẳng khác gì nghề đãi cát tìm vàng. Có những con cá Koi từng được anh bán hàng chục triệu đồng.

06-52-36_c-koi2
Giới thiệu cá Koi cho khách hàng

Năm 2012, Phan Văn Sơn quyết định thực hiện một cuộc “cách mạng” chưa ai nghĩ tới, đó là nuôi “con cá ngàn đô” bằng lồng trên sông Hồng. Muốn làm được điều đó, phải đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Biết ý định của Sơn, vợ anh giẫy nảy can ngăn; còn anh em thì ra sức cấm cản. Bởi nếu thất bại, bao nhiêu của cải trong nhà sẽ trôi hết ra sông.

Vì đã ngấm ngầm thực hiện đề tài nghiên cứu này từ trước, thế nên bao nhiêu gáo nước lạnh tinh thần dội vào cũng chẳng thể ngăn được ngọn lửa khát vọng đang cháy rừng rực trong người Phan Văn Sơn. Trời không phụ công người, đàn cá thích nghi rất tốt với môi trường nước sông Hồng. Anh đặt tên cho trang trại của mình là “Sông Hồng Koi Farm”. Mỗi năm, cơ sở của anh cung ứng trên 10 tấn cá cảnh, thu lợi nhuận hàng tỷ đồng.

Anh Sơn chia sẻ, Koi là loài cá cực kỳ thân thiện với con người. Chúng sống thành bầy đàn nên người ta thường mua rất nhiều con một lần. Giá thành của một bầy cá có thể lên tới hàng trăm triệu. Cá Koi là một họ của cá chép - biểu trưng cho sức sống mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng, giống như sự tích “cá chép hóa rồng”, tạo ra sự thay đổi tốt đẹp.
 

Biểu tượng cho may mắn, trường thọ

Có nhiều trường phái chơi Koi. Nhưng bể Koi nhỏ nhất cũng phải đủ 9 con. Bởi số 9 tượng trưng cho an lành, trường thọ, may mắn mọi điều thuận lợi và cuộc sống hạnh phúc. Trên thế giới có khoảng 70 dòng cá Koi. Nhưng trong đàn bao giờ cũng có một thủ lĩnh dẫn đầu (gọi là dòng Chagoi). Các cá thể trong đàn phải đủ ít nhất 3 màu sắc là đen, đỏ và vàng, bởi nó biểu trưng cho sự hài hoà âm - dương.

06-52-36_c-koi4
Phan Văn Sơn dành tình yêu đặc biệt với cá Koi

Trong văn hóa Nhật Bản, người mẹ, người cha, con trai, con gái đều có biểu tượng cá Koi với các màu khác nhau. Vào ngày Trẻ em (tháng 5), các gia đình treo cờ cá Koi nhiều màu sắc để đại diện cho mỗi thành viên trong gia đình. Cá Koi đen là biểu tượng của người cha, mang ý nghĩa khắc phục khó khăn để thành công. Cá Koi màu đỏ mang ý nghĩa về tình yêu. Cá mang màu đỏ hoặc màu cam cũng mang biểu tượng của người mẹ trong gia đình. Cá màu hồng mang biểu tượng cho người con gái. Còn cá màu xanh thể hiện sự nam tính, mạnh mẽ. Koi màu xanh và trắng là biểu tượng của những đứa con trai trong gia đình; tượng trưng cho hòa bình, tĩnh lặng và sự bình tĩnh. Những con cá màu vàng tượng trưng cho sự giàu có, may mắn (người Nhật gọi là Yamabuki). Cá Koi có thể sống tới cả trăm năm tuổi, bình thường nuôi trong hồ nhân tạo nó cũng thể sống tới 25 - 35 năm, trọng lượng của cá Koi có thể lên tới hàng chục kg.

Để săn tìm những dòng cá Koi bố mẹ đẹp như Sanke (màu sắc đốm đen); Kohaku (nền trắng pha đỏ); Showa; Koi bướm thân dài; Koi vẩy rồng... mỗi chuyến “Nam tiến” của Phan Văn Sơn có thể kéo dài cả tháng trời. Đồng thời, anh cũng tự nghiên cứu, lai tạo cá Koi để cho ra các dòng cá Koi với giá bình dân, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều khách hàng. Anh bảo: “Nếu ta đã đam mê, thì chẳng khó khăn nào khiến ta chùn bước”.

06-52-36_c-koi5
Thú chơi cá Koi ngày càng phổ biến ở Việt Nam

Hiện tại, Sông Hồng Koi Farm của anh Sơn đang cung ứng cá Koi cho hơn 40 đại lý cá cảnh khắp các tỉnh từ Đà Nẵng trở ra Bắc. Người đàn ông này tin rằng, cá Koi thực sự là một sứ giả may mắn và sông Hồng chính là “mỏ” không bao giờ khai thác cạn những con “cá vàng”.

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1,149km bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ở độ cao 1.776m, chảy qua 20 tỉnh, thành của Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510km. Đây là dòng sông quan trọng của nền nông nghiệp Việt Nam, có chất lượng nước tốt, đem lại tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với đời sống sinh hoạt của hàng chục triệu người.

 

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.