| Hotline: 0983.970.780

Đánh giá công tác tuyên truyền Đại lễ 1.000 năm

Thứ Ba 23/11/2010 , 08:49 (GMT+7)

Bên cạnh những kết quả tốt, công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội còn bộc lộ một số hạn chế cần rút kinh nghiệm.

Đêm pháo hoa nghệ thuật chào mừng 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội

Ông Phùng Hữu Phú, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội đồng thời là Trưởng tiểu ban tuyên truyền cho Đại lễ nhấn mạnh chưa bao giờ có cuộc ra quân tuyên truyền, giáo dục, quảng bá rầm rộ, đồng bộ và hiệu quả như vậy.

Phát biểu tại Hội nghị đánh giá công kết công tác tuyên truyền kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, diễn ra tại Hà Nội chiều 22/11, ông Phùng Hữu Phú cho rằng công tác này không chỉ được triển khai bằng tinh thần trách nhiệm của mỗi đơn vị mà trước hết là vì tình yêu với Hà Nội.

Ông Phùng Hữu Phú đã chỉ rõ những mặt nổi bật trong công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá kỷ niệm Đại lễ. Trước hết là công tác này được triển khai sớm, liên tục trong thời gian dài và có lộ trình, định hướng, bước đi hợp lý ở cả chiều rộng, chiều sâu có điểm nhấn gây ấn tượng, tuyên truyền đồng đều từ Trung ương đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và ngoài nước.

Lực lượng tham gia tuyên truyền, giáo dục, quảng bá Đại lễ 1.000 năm hùng hậu, loại hình tuyên tuyền cũng phong phú với báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, hội thảo, diễu binh, diễu hành.

Nội dung tuyên truyền sinh động, thiết thực, đúng định hướng, có sức cổ vũ, giáo dục, lan tỏa tạo ra sự phấn chấn, hồ hởi, phấn khởi cho đồng bào, chiến sỹ cả nước hướng về Đại lễ, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế.

Việc tuyên truyền, giáo dục, quảng bá được thực hiện theo tinh thần tiết kiệm, có kinh phí từ Nhà nước hỗ trợ và huy động được sức mạnh, tiềm lực xã hội hóa.

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả tốt, công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội còn bộc lộ một số hạn chế cần rút kinh nghiệm.

Thứ nhất là Tiểu ban tuyên truyền ra đời muộn so với Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội nên công tác tuyên truyền lúc đầu còn tản mạn, hạn chế. Tuy số lượng thông tin tuyên truyền nhiều nhưng chưa đều về chất lượng, ít các chương trình biểu diễn tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật cao, xứng tầm tầm vóc 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Hơn nữa, việc tuyên truyền, giáo dục, quảng bá còn chưa gắn với công tác tổ chức, vận động, thuyết phục nên chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các tầng lớp nhân dân, nhất là trong bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự đô thị.

Công tác định hướng dư luận, dự báo tình hình, đấu tranh tư tưởng có lúc chưa thật nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt là tuyên truyền sau Đại lễ.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

[Bài 2] Bức panorama lớn nhất Việt Nam và mối tình Điện Biên của hai nghệ sỹ

Năm 1961, diễn viên trẻ Ngọc Lan tình cờ gặp họa sỹ Ngô Mạnh Lân ở Moscow. Cuộc gặp gỡ định mệnh gắn kết hai nghệ sỹ nhờ mối nhân duyên với Điện Biên Phủ.