| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo 35 giảng viên về quản lý bền vững sâu keo mùa thu

Thứ Ba 12/09/2023 , 18:14 (GMT+7)

ĐẮK LẮK Lớp TOT-IPM về quản lý sâu keo mùa thu tổng hợp trên cây ngô có 35 học viên đến từ 17 tỉnh thành phía Nam có diện tích trồng ngô lớn.

Thực hiện dự án “Mở rộng phạm vi quản lý sâu keo mùa thu bền vững tại Việt Nam”, ngày 11/9, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung phối hợp cùng phòng Bảo vệ thực vật (Cục Bảo vệ thực vật) đã khai giảng lớp TOT-IPM về quản lý sâu keo mùa thu tổng hợp trên cây ngô tại TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Dự lễ khai giảng có lãnh đạo phòng Bảo vệ thực vật (Cục Bảo vệ thực vật - BVTV); Trung tâm BVTV miền Trung; Trung tâm BVTV phía Bắc; Trung tâm BVTV vùng Khu 4 (Cục BVTV) cùng các giảng viên chính của lớp đào tạo giảng viên.

Lớp đào tạo giảng viên có 33 học viên tham gia . Ảnh: Anh Tuấn.

Lớp đào tạo giảng viên có 33 học viên tham gia . Ảnh: Anh Tuấn.

Lớp đào tạo giảng viên (TOT) diễn ra trong 5 ngày (từ ngày 11 - 15/9) với sự tham gia của 35 cán bộ kỹ thuật đang công tác tại các cơ quan chuyên môn về trồng trọt - bảo vệ thực vật tại 17 tỉnh/thành có diện tích trồng ngô lớn và đang bị sâu keo mùa thu gây hại tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ.

Tham dự khóa đào tạo, các học viên sẽ được bổ sung kiến thức về cách nhận biết hình thái, đặc tính sinh trưởng, phát triển và phân biệt sâu keo mùa thu với các loại sâu khác; biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trong quản lý sâu keo mùa thu như biện pháp canh tác, biện pháp thủ công, biện pháp sinh học, biện pháp bẫy, bả và biện pháp hóa học…

Ngoài ra, các học viên sẽ được đào tạo, trau dồi kỹ năng huấn luyện và xây dựng kế hoạch các lớp FFS (huấn luyện nông dân), các mô hình trình diễn về quản lý sâu keo mùa thu.

Thông qua khóa đào tạo, các học viên sẽ được đào tạo kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng điều tra, đánh giá, kỹ năng truyền thông…, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng trong công việc, tổ chức các hoạt động cộng đồng và tổ chưc sản xuất.

Sau khi kết thúc khóa đào tạo, học viên sẽ trở thành giảng viên TOT cho các tỉnh để phục vụ công tác đào tạo, tổ chức các lớp huấn luyện nông dân về quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu và kịp thời đưa ra biện pháp nhằm lan tỏa, tiếp cận đến bà con nông dân, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp tại địa phương theo hướng bền vững, giảm thiểu rủi ro về thuốc BVTV, an toàn với môi trường, sức khỏe con người và đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.