Theo Hội đồng Xuất khẩu Đậu nành Hoa Kỳ (USSEC), đậu nành của Hoa Kỳ có lượng khí thải các bon thấp hơn trong quá trình canh tác, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chế biến hay vận chuyển.
Cụ thể, những người nông dân trồng đậu nành tại Hoa Kỳ đang sản xuất ra sản lượng lớn hơn trong khi sử dụng ít tài nguyên hơn.
Kết quả nghiên cứu này được tính toán dựa trên mô hình phát thải mặc định, bao gồm cả phát thải khi thay đổi mục đích sử dụng đất theo các quy tắc trong tài hiệu hướng dẫn PERFCR-Feed của Ủy ban Châu Âu năm 2018.
Các dữ liệu đầu vào trong nghiên cứu dựa theo số liệu thống kê trung bình của từng quốc gia của FAO và các nguồn thứ cấp khác.
Điều này cho thấy, đậu nành của Hoa Kỳ phù hợp với những đối tượng có mong muốn giảm lượng khí thải các bon và thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Bên cạnh đó, nông sản này cũng phù hợp với những thương hiệu có người tiêu dùng quan tâm đến biến đổi khí hậu. Điều này được khẳng định trong khảo sát của Viện Giá trị Doanh nghiệp IBM Hoa Kỳ (IBV), thực hiện trên 16.000 người tiêu dùng toàn cầu, tháng 2/2022.
Theo USSEC, từ năm 1997 - 2017, đất lâm nghiệp của Hoa Kỳ đã tăng thêm 742.000ha trong khi đất trồng trọt giảm 3,6 triệu ha. Số liệu này được cung cấp bởi Cơ quan Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ năm 2017, Cơ quan Kiểm kê Tài nguyên Quốc gia (NRI) và Cơ quan Dịch vụ Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên.