| Hotline: 0983.970.780

Đậu phộng - Thức ăn, vị thuốc quý mùa đông

Thứ Năm 17/11/2011 , 11:19 (GMT+7)

Theo Đông y, đậu phộng có những tác dụng như dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm...

Giá đậu phụng xào, món ăn nhiều dinh dưỡng
Đậu phộng còn được gọi là đậu phụng hay lạc, có tên khoa học Arachis hypogaea, là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu được trồng nhiều ở nước ta.

Đậu phộng là loài cây thân thảo cao từ 30- 50 cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1-7 cm và rộng 1-3 cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm. Người Trung Quốc đặt cho loại hạt này những cái tên như quả trường sinh, đường nhân đậu...

Theo Đông y, các bộ phận của đậu phộng dùng làm thuốc rất quý là cây, lá, củ, nhân và màng bọc ngoài của nhân, dầu lạc... có những tác dụng như dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm và chữa được một số căn bệnh như thai phụ bị phù, loét dạ dày và hành tá tràng...Tuy nhiên cần chú ý,  những người cơ thể hàn thấp đình trệ và tiêu chảy kiêng ăn lạc. Hoặc ăn nhiều lạc rang quá sẽ dễ bị động hỏa (người cồn cào khó chịu). Tuyệt đối không ăn lạc đã bị nấm mốc.

Theo các nhà dinh dưỡng, hạt đậu phộng (nhân lạc) là loại thực phẩm rất giàu năng lượng cần thiết trong mùa đông giá lạnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ đậu phộng:

- Bạch cầu giảm: Màng mỏng bọc nhân lạc 10g, táo tàu 10 quả, nấu ăn. Nhân lạc, ý dĩ nhân (hạt bo bo), đậu đỏ loại nhỏ hạt, táo tàu, mỗi thứ 30g, nấu ăn, ngày 1 lần.

- Tăng huyết áp: Nhân lạc để cả màng mỏng ngoài nhân, ngâm trong giấm, bịt kín miệng lọ, ăn sau khi ngâm 1 tuần, mỗi lần ăn 10 hạt, ngày ăn 2 lần. Vỏ cứng củ lạc, mỗi lần 125g, nấu lấy nước uống hoặc nấu vỏ lạc nghiền vụn, lấy nước uống mỗi lần 10g, ngày uống 3 lần. Lá lạc, thân cây lạc non, mỗi thứ 30g, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.

- Đi tiểu ra máu do vận động nhiều: Lạc nhân, hạt sen (bỏ vỏ cứng và tâm sen) mỗi thứ 30g; nấu sôi xong cho lửa nhỏ hầm thật nhừ, sau đó cho 1 thìa đường vào đun tiếp, một lúc sau đem ăn, 2 ngày ăn 1 lần. Màng mỏng bọc ngoài nhân lạc khoảng nửa chén con, đem rang khô, nghiền vụn, hòa nước uống ngày 1-2 lần.

- Thiếu máu: Nhân lạc 100g, táo tàu, đường đỏ, mỗi thứ 50g; nấu nhừ lên ăn 1 lần. Nhân lạc, đậu đỏ, đậu xanh, mỗi thứ 30g; đường đỏ, đường trắng, đường phèn, mỗi thứ 10g; nấu nhừ ăn một lần. Nhân lạc, hạt sen (bỏ vỏ và tâm sen), mỗi thứ 30g; cẩu khởi 15g, táo tàu 9 quả, đường đỏ lượng vừa phải, cho 300ml nước vào nấu cách thủy cho nhừ, ngày ăn 1-2 lần.

- Di tinh: Màng mỏng bọc ngoài nhân lạc 6g, nấu lấy nước uống, ngày 2 lần.

 - Viêm mũi: Lạc nhân 30g, nấu chín, cho thêm ít đường phèn ăn hết trong ngày, ăn liền trong 2 tuần.

- Đau khớp: Rễ cây lạc 60g, nấu với ít thịt lợn nạc thật nhừ để ăn.

- Loét dạ dày và tá tràng: Lạc nhân 100g, nấu lẫn với thịt lợn hoặc trứng gà để ăn. Mỗi buổi sáng sau khi đánh răng, rửa mặt, ăn 2 thìa lạc đã nấu, nửa giờ sau bắt đầu ăn sáng, dùng liên tục như vậy 1-2 tuần là thấy rõ kết quả.

 - Viêm khí quản mạn tính: Dùng vào buổi sáng và tối, mỗi lần ăn 30g lạc.

- Ho lâu ngày, khí đoản, đờm ít: Nhân lạc 15g, hạnh nhân ngọt 15g, giã nát, mỗi lần làm 10g, thêm mật ong lượng vừa phải, hòa với nước sôi ăn.

 - Ho lâu ngày không khỏi: Nhân lạc, mật ong, táo tàu mỗi thứ 30g sắc lấy nước, ngày uống 2 lần.

- Ho đờm nhiều: Nhân lạc 30g, nấu chín nhừ cho vào trong 30g mật ong, ngày ăn 2 lần.

- Khan tiếng: Nhân lạc (để cả màng mỏng ngoài nhân) 60-100g, nấu ăn. Ngày ăn một lần, hoặc cho mật ong lượng vừa phải vào ăn cùng càng tốt.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm