| Hotline: 0983.970.780

Đấu thầu vacxin tai xanh ở TP.HCM: Sao lại bỏ tốt, lấy xấu?

Thứ Hai 16/04/2018 , 06:30 (GMT+7)

Đầu năm 2018, Chi cục Chăn nuôi - Thú y TP.HCM (gọi tắt là Chi cục) đưa gói thầu “cung cấp lô vacxin nhược độc tai xanh” phục vụ công tác tiêm phòng năm 2018, có giá trị 6,450 tỷ đồng, ra đấu thầu công khai.

Việc Chi cục Chăn nuôi - Thú y TP.HCM chọn chủng vacxin nhập từ Trung Quốc trúng thầu, có phải là một cách đấu thầu kỳ lạ, là bỏ tốt lấy xấu, bỏ rẻ lấy đắt?

Theo văn bản số 305/TB-CCCNTY ngày 28/3/2018 do Chi cục trưởng Phan Xuân Thảo ký, thì 2 đơn vị tham gia đấu thầu, trong đó có Cty CP Dược và vật tư thú y (Hanvet). Kết quả, đơn vị trung thầu là đơn vị kia với loại vacxin tai xanh nhược độc JXA1-R, loại 10 liều/lọ, được nhập từ Trung Quốc, giá đề nghị trúng thầu là 6,450 tỷ đồng.

Trong mỗi cuộc đấu thầu có nhiều đơn vị tham gia, có đơn vị trúng, đơn vị không trúng là chuyện hết sức bình thường. Nhưng, việc Chi cục chọn loại vacxin tai xanh nhược độc JXA1-R trúng thầu này lại có một số điều không bình thường. Đó là:

Về hồ sơ, lẽ ra hồ sơ mời thầu (HSMT) chỉ được nêu thành phần kháng nguyên của vacxin tai xanh theo yêu cầu, nhưng đằng này HSMT của Chi cục lại nêu đích danh tên chủng loại vacxin nhược độc tai xanh là JXA1-R.

Đây là loại vacxin hiện chỉ có Trung Quốc SX và được nhập vào Việt Nam. Việc nêu đích danh tên chủng loại vacxin JXA1-R như vậy trong HSMT, chẳng khác gì việc chỉ định thầu, nhằm loại bỏ các nhà thầu khác tham gia.

Điểm c, khoản 5, điều 3 Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ KH-ĐT “quy định chi tiết hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa”, đã quy định rất rất rõ: “Không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, như nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, kể cả việc nêu tên nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ, gây ra sự phân biệt đối xử.

Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ, thì có thể nêu nhãn hiệu, catalo của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu kỹ thuật của hàng hóa, nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalo.

Đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) mà không được quy định tương đương về xuất xứ”.

Căn cứ quy định trên, thì HSMT của Chi cục, ngoài việc nêu đích danh chủng vacxin tai xanh JXA1-R ra, không có thêm bất cứ thông tin nào khác, là vi phạm quy định nói trên.

Vắc xin nhược độc phòng bệnh lợn Tai xanh (Chủng JXA1-R)

HANVET tham gia đấu thầu với vacxin tai xanh được sản xuất từ chủng HANVET1.VN, là virus tai xanh (PRRSV) dòng Bắc Mỹ, gây bệnh thực địa Việt Nam, nhược độc tương đồng tới 99,7% (kết quả phân tích gen của Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam). Việc các vacxin mang tên khác nhau chỉ là do nhà SX đặt. HANVET bỏ thầu với giá 5,1 tỷ đồng, thấp hơn giá sàn 1,350 tỷ.

Điểm b, khoản 1, điều 1 quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đã nêu rõ: "Phát triển hàng trong nước đối với hàng Việt Nam trong mối quan hệ với phát triển thị trường và thương mại cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng. Đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối (do các doanh nghiệp trong nước làm hạt nhân), tạo điều kiện đưa các hàng hóa thiết yếu và hàng Việt Nam có thế mạnh đến tay người tiêu dùng nhằm nâng cao sức mua, bình ổn thị trường và nâng cao mức sống người dân”.

Nên chăng Chi cục chọn vacxin HANVET1.VN, một sản phẩm của Việt Nam, là đơn vị trúng thầu. Nhưng không hiểu sao sản phẩm này lại bị loại?

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.