| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư hơn 200 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Cảng cá Cà Ná

Thứ Ba 16/04/2024 , 21:15 (GMT+7)

Chiều 16/4, trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đi khảo sát Cảng cá Cà Ná, huyện Thuận Nam.

Cảng cá Cà Ná được nâng cấp, mở rộng có tổng vốn đầu tư 214 tỷ đồng, được thi công trong năm 2024 và 2025. Ảnh: PC.

Cảng cá Cà Ná được nâng cấp, mở rộng có tổng vốn đầu tư 214 tỷ đồng, được thi công trong năm 2024 và 2025. Ảnh: PC.

Theo Sở NN-PTNT Ninh Thuận, Cảng cá Cà Ná trước đây có quy mô khoảng 2ha, không chỉ tiếp nhận tàu cá của Ninh Thuận mà còn tiếp nhận các tàu cá của ngư dân một số tỉnh khác vào bán cá. Bên cạnh đó, vào mùa mưa bão, ngoài tàu cá của địa phương thì còn rất nhiều tàu cá của các tỉnh vào đây tránh, trú bão.

Trước tình trạng Cảng cá Cà Ná không đáp ứng được tàu cá cập cảng bán cá và tránh trú bão, tỉnh Ninh Thuận đã được Bộ NN-PTNT quyết định đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng cá Cà Ná và xây dựng khu neo đậu tránh trú bão. Theo đó, Cảng cá Cà Ná được mở rộng từ 2ha lên 24,5ha.

Theo Báo cáo của Ban quản lý Dự án đầu tư - Xây dựng các công trình Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Ninh Thuận, đơn vị chủ đầu tư, Cảng cá Cà Ná được nâng cấp, mở rộng có tổng vốn đầu tư 214 tỷ đồng, được thi công trong năm 2024 và 2025.

Theo đó, ngoài cầu cảng cũ dài 200m sẵn có thì sau khi nâng cấp sẽ xây thêm cầu cảng mới dài 150m, xây dựng 2 tuyến kè có chiều dài khoảng 1km, đảm bảo cho 1.200 tàu cá vào tránh trú khi có bão.

Đến nay, sau 2 tháng thi công, khối lượng công việc đạt khoảng 10%. Bên cạnh đó Cảng cá Cà Ná còn có khu dịch vụ hậu cần, hiện có 6 nhà máy nước mắm đăng ký đầu tư xây dựng trong khu cảng.

Cảng cá Cà Ná sau khi nâng cấp sẽ xây thêm cầu cảng để tàu cá cập bến dài 150m. Ảnh: MP.

Cảng cá Cà Ná sau khi nâng cấp sẽ xây thêm cầu cảng để tàu cá cập bến dài 150m. Ảnh: MP.

Tuy nhiên, theo chủ đầu tư, khó khăn lớn nhất hiện nay là phần nạo vét khu tránh trú bão, đây là hợp phần tỉnh kêu gọi xã hội hóa nhưng chưa xác định được phần đất cát dưới đáy biển là tài nguyên hay không phải tài nguyên nên chưa triển khai được.

Chiều tối cùng ngày, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và đoàn công tác đã có buổi làm việc với Hiệp hội tôm giống Ninh Thuận.

Báo cáo với Thứ trưởng, ông Lê Văn Quê, Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Ninh Thuận cho biết: Ninh Thuận là vùng có khí hậu rất tốt và môi trường nước biển sạch để sản xuất tôm giống. Những năm qua, Ninh Thuận đã trở thành trung tôm sản xuất tôm giống, chiếm khoảng 25-30% sản lượng tôm giống của cả nước. Riêng năm 2023, các đơn vị sản xuất tôm giống tỉnh Ninh Thuận đã sản xuất được khoảng 40 tỷ con con giống.

Trong 3 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã sản xuất được 8 tỷ con tôm giống, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Cũng trong 3 tháng đầu năm 2024, các đơn vị sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh đã nhập khẩu trên 25 ngàn con tôm bố mẹ. Ngoài sản xuất tôm giống, các doanh nghiệp cũng phát triển đa dạng các đối tượng giống như ốc hương và một số đối tượng mới.

"Hiện Hiệp hội Tôm giống Ninh Thuận có 70 thành viên nhưng chiếm trên 70% sản lượng tôm giống toàn tỉnh, điều này cho thấy các thành viên trong Hiệp hội là những doanh nghiệp lớn", ông Lê Văn Quê cho biết.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm việc với Hiệp hội tôm giống Ninh Thuận: Ảnh: PC.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm việc với Hiệp hội tôm giống Ninh Thuận: Ảnh: PC.

Để tôm giống Ninh Thuận phát triển hơn nữa, chất lượng con giống ngày càng được nâng cao, ông Lê Văn Quê đề nghị tỉnh Ninh Thuận, sắp tới trong quy hoạch vùng của tỉnh mong Sở NN-PTNT đề xuất lên UBND tỉnh sớm quy hoạch vùng nuôi giống thủy sản Ninh Hải để các hội viên yên tâm đầu tư trang trại đảm bảo an toàn sinh học để sản xuất con giống ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh đó, các hội viên đang trăn trở, vùng biển Ninh Thuận trước đây quy hoạch vùng C1, C2, C3 nuôi lồng bè nhưng hiện nay có sự chồng chéo, người dân nuôi lồng bè tràn lan. Mặc dù tỉnh đã có những chỉ đạo quyết liệt trong việc di dời nhưng thực trạng vẫn còn lộn xộn ảnh hưởng đến sản xuất con giống.

"Sản xuất tôm giống được xác định là nhiệm vụ quốc gia để hướng tới xuất khẩu, do đó việc đầu tư sản xuất tôm giống cũng cần được quan tâm đúng mức. Hiện nay, Nhà nước đã có chính sách miễn thuế cho doanh nghiệp nuôi tôm. Tuy nhiên, ngân hàng cần có chính sách cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất tôm giống, bởi sản xuất con giống cần nguồn vốn lớn, nếu được tiếp cần nguồn vốn ưu đãi sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng con giống", ông Lê Văn Quê kiến nghị.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, hiện nay, doanh nghiệp sản xuất tôm giống yếu kém, công nghệ lạc hậu sẽ bị đào thải. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất tôm giống muốn phát triển phải đảm bảo chất lượng, an toàn sinh học, dịch vụ tốt...

“Về đầu tư, tôi đề nghị Hiệp hội Tôm giống Ninh Thuận phối hợp với Cục Thủy sản từ giờ đến cuối năm xây dựng các kế hoạch để triển khai, trong đó ưu tiên phát triển con giống. Bên cạnh đó, với nguồn vốn vay tôi yêu cầu Hiệp hội Tôm giống Ninh Thuận tổng hợp lại gửi Bộ NN-PTNT phê duyệt. Từ đó, Bộ sẽ có công văn gửi ngân hàng Nhà nước hỗ trợ”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Cùng ngư dân Trà Vinh thắp sáng đèn trên biển

Trà Vinh Những suất quà tặng bà con ngư dân gồm bình ắc quy, đèn led, combo pin, túi thuốc, cuốn cẩm nang nhằm hỗ trợ, động viên ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển