| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư sâu dạy nghề nông nghiệp

Thứ Ba 24/09/2013 , 09:52 (GMT+7)

Để vực dậy đời sống nông dân ở các vùng nông thôn, nhất là những vùng thuần nông, tỉnh Bình Định đang đầu tư sâu trong công tác dạy nghề nông nghiệp...

Để vực dậy đời sống nông dân ở các vùng nông thôn, nhất là những vùng thuần nông, tỉnh Bình Định đang đầu tư sâu trong công tác dạy nghề nông nghiệp nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về TBKT để bà con có thể tự tổ chức SX bền vững.

Dạy nghề cần

Ngoài những nghề phổ thông trong lĩnh vực nông nghiệp, trong năm nay, trước nhu cầu phát triển trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản, Bình Định lần đầu tiên đưa vào chương trình dạy nghề nông nghiệp 2 nghề “mới toanh”.

Bà Mai Kim Thi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định cho biết: “Năm nay, ngư dân Bình Định lần đầu tiên được học 2 nghề mới, đó là kỹ thuật câu vàng cá ngừ đại dương và đánh bắt hải sản bằng lưới vây. Trước khi tham mưu cho Sở NN-PTNT mở lớp cho 2 nghề nói trên, chúng tôi đã mở nhiều chuyến khảo sát tại các xã ven biển, gặp trực tiếp nhiều chủ tàu trực tiếp khai thác tại các vùng biển xa với nhiều nghề khác nhau nhưng hiệu quả cho không cao, và họ đang có nguyện vọng chuyển đổi nghề. Do đó chúng tôi đưa 2 nghề đang ăn nên làm ra của ngư dân Bình Định vào chương trình dạy”.


Nông dân được dạy nghề nuôi cá lồng bè trên biển

Theo ông Lê Văn Nghinh, Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH Bình Định, UBND tỉnh vừa phân bổ nguồn kinh phí 2 tỉ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm năm 2013 cho các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh để đào tạo 1.190 chỉ tiêu nghề nông nghiệp.

Theo đó, sẽ có các nghề được đào tạo là: Chẩn đoán bệnh động vật thủy sản; nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm, gia súc; quản lý dịch hại tổng hợp; trồng và nhân giống nấm; kỹ thuật thụ tinh nhân tạo heo, bò; quản lý và kỹ thuật trồng lúa năng suất cao; kỹ thuật câu vàng cá ngừ đại dương; đánh bắt hải sản bằng lưới vây; sửa chữa trạm bơm điện; quản lý công trình thủy nông…

“Năm nay, chỉ tiêu dạy nghề phi nông nghiệp giảm mạnh nhưng chỉ tiêu dạy nghề nông nghiệp vẫn được duy trì như những năm trước, đồng thời dạy thêm một số nghề mới vì nhu cầu học nghề nông nghiệp ngày càng tăng”, ông Nghinh cho hay.

Công tác dạy nghề nông nghiệp tại Bình Định đang được đầu tư chiều sâu để có hiệu quả mang lại thiết thực. Trước khi trình UBND tỉnh phân bổ kính phí, chỉ tiêu dạy nghề nông nghiệp, Sở NN-PTNT Bình Định phối hợp với Sở LĐ-TB&XH đi khảo sát từng địa phương nắm bắt nhu cầu thực tế để phân bổ chỉ tiêu hợp lý và hiệu quả.

Ví như người dân ở địa phương có phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh có nhu cầu học về cách nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm; người dân ở vùng nuôi trồng thủy sản thì có nhu cầu học về chẩn đoán bệnh động vật thủy sản; người dân ở những vùng trồng lúa có nhu cầu học cách quản lý và kỹ thuật trồng lúa năng suất cao… thì những nghề này được đưa vào chương trình.

Hiệu quả giữa học và hành

Ông Trương Thanh Liêm, 60 tuổi ở thôn Đông Lâm, xã Nhơn Lộc (thị xã An Nhơn) từng tham gia lớp dạy nghề nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm cho biết: “Gia đình tui nuôi khoảng 200 con gà thả vườn. Trong quá trình nuôi, gà thường xuất hiện các bệnh như dịch tả, cúm…, nhưng do tui không biết cách phát hiện bệnh sớm và không biết cách điều trị nên mỗi khi dính bệnh là gà chết hàng loạt không kịp trở tay.

Đi học hỏi kinh nghiệm của những người thâm niên trong nghề chăn nuôi gà, họ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho tui, nhưng khi áp dụng thực tế hiệu quả không cao. Từ khi tham gia lớp học, tui vừa được học lý thuyết vừa được hướng dẫn thực hành, nay tui đã rành cách chữa bệnh, chọn giống, chăm sóc gia cầm. Những kiến thức học được đã giúp cho việc chăn nuôi của tui thuận lợi, hiệu quả hơn”.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề TX An Nhơn, đối với nông dân, không gì hiệu quả hơn là học phải đi đôi với hành. Nhận thức được vấn đề này, Trung tâm luôn chú trọng việc đổi mới cách dạy, cách truyền đạt.

“Phương thức dạy nghề của chúng tôi là tại chỗ theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Dựa theo quy trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, chúng tôi xây dựng mô hình tại hộ gia đình của học viên để thuận tiện trong quá trình thực hành.

Bên cạnh đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm của Trung tâm và hợp đồng với Trường Trung học kinh tế kỹ thuật Bình Định, chúng tôi còn mời những nông dân SXKD giỏi, có năng lực, kinh nghiệm trong thực tiễn đến trực tiếp truyền đạt cho học viên. Nhờ vậy, học viên tiếp thu kiến thức nhanh hơn, đến lớp đông hơn. Sau khóa học, các học viên đều tự tạo việc làm cho mình và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất đạt hiệu quả cao”.

“Năm nay là năm đầu tiên công tác dạy nghề nông nghiệp tại Bình Định được chuyển từ Sở LĐ-TB&XH sang Sở NN-PTNT. Là cơ quan chuyên ngành đảm trách nên các nghề nông nghiệp đưa vào chương trình dạy đều phù hợp nhu cầu thực tế.

Nông dân được trang bị kiến thức về các tiến bộ KHKT trong SX, chăn nuôi và được học cách tổ chức SX với quy mô nông hộ nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả đầu ra để nâng cao mức thu nhập cho bà con nông dân”, ông Nguyễn Văn Lâm, GĐ Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Bình Định.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm