| Hotline: 0983.970.780

Vụ chuyển nhượng 43 ha đất trái phép tại Bình Dương:

Đầy đủ cơ sở pháp lý để thu hồi đất của Tổng Công ty Bình Dương

Thứ Tư 02/12/2020 , 16:20 (GMT+7)

Tổng Công ty Bình Dương không thỏa mãn điều kiện để được thực hiện chuyển quyền sử dụng 43 ha đất Khu đô thị Tân Phú của tổ chức kinh tế.

Khu đất 43 ha là tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp nhưng đã bị Tổng Công ty Bình Dương và Công ty Tân Phú giao dịch chuyển nhượng trái pháp luật. Ảnh: ST.

Khu đất 43 ha là tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp nhưng đã bị Tổng Công ty Bình Dương và Công ty Tân Phú giao dịch chuyển nhượng trái pháp luật. Ảnh: ST.

Như đã phân tích đánh giá, số tiền mà Tổng Công ty Bình Dương đền bù khu đất 43 ha (thuộc giao dịch chuyển nhượng) có phần lớn là nguồn vốn của Nhà nước và phần còn lại cũng có nguồn gốc liên quan đến sở hữu Nhà nước. Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 thì tổ chức kinh tế chỉ được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chỉ khi tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Xét bản chất nguồn vốn đầu tư hình thành khu đất 43 ha này, và chiếu theo quy định trên thì Tổng Công ty Bình Dương không thỏa mãn điều kiện để được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế.

Hơn nữa, theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Tổng Công ty Bình Dương còn phải nộp thêm số tiền sử dụng đất là trên 200 tỉ đồng.

Điều đó có nghĩa khu đất 43 ha là tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp nhưng đã bị Tổng Công ty Bình Dương và Công ty Tân Phú giao dịch chuyển nhượng trái pháp luật, gây thiệt hại lớn về tài chính cho Nhà nước. 

Vì vậy, Tỉnh ủy, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương có trách nhiệm xem xét để quyết định phương án giải quyết vụ việc sai phạm này theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo thực hiện đúng quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu Nhà nước trong việc đầu tư, quản lý sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Điều 41, Luật Quản lý Tài sản công 2017 quy định rất rõ tài sản công bị thu hồi trong các trường hợp: “chuyển nhượng, bán, tặng, cho, góp vốn, sử dụng tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định”.    

Đây chính là cơ sở pháp luật để Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương thu hồi quyền sử dụng đất bị chuyển nhượng trái pháp luật tại khu đất 43 ha.

Trong trường hợp, Tỉnh ủy, UBND và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương quyết thu hồi khu đất nói trên và bán đấu giá lấy tiền nộp về cho ngân sách của tỉnh Bình Dương theo quy định của pháp luật thì cơ bản sẽ chỉ có hậu quả hành chính đối với các cán bộ công chức, viên chức liên quan đến vi phạm này.

Ngược lại, nếu không giải quyết dứt điểm vụ việc và để tài sản Nhà nước bị thất thoát sẽ phát sinh những trách nhiệm hình sự.

Xem thêm
Hái trộm nửa tấn cà phê của chủ, hai anh em bị bắt

Gia Lai Được thuê đến vườn hái cà phê, hai anh em Đức và Việt đã lợi dụng lòng tin của chủ vườn, hái trộm gần nửa tấn cà phê đem giấu bán, lấy tiền tiêu xài.

Giảm án cho bị cáo Nguyễn Cao Trí trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Tòa phúc thẩm giảm án cho Nguyễn Cao Trí trong vụ Vạn Thịnh Phát, ghi nhận khắc phục hậu quả nhưng hành vi chiếm đoạt tài sản vẫn gây thiệt hại nghiêm trọng.