| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh tiêm phòng đàn vật nuôi 6 tháng cuối năm

Thứ Hai 11/07/2022 , 11:36 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương tăng cường tiêm phòng đàn vật nuôi do thời điểm cuối năm dịch bệnh rất dễ bùng phát.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cùng các lãnh đạo Cục Thú y kiểm tra tình hình phát triển đàn gia cầm tại Bắc Giang cuối tháng 6/2022. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cùng các lãnh đạo Cục Thú y kiểm tra tình hình phát triển đàn gia cầm tại Bắc Giang cuối tháng 6/2022. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo ông Tiền Ngọc Tiên, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VII, thời gian qua, tại Đồng Tháp đã xảy ra một số trường hợp bò bị lở mồm long móng. Trường hợp bị bệnh xuất hiện cục bộ ở đàn bò được mua từ địa phương khác và được tách biệt với đàn bò địa phương nên không xảy ra lây lan trên khu vực.

“Chi cục đã trao đổi với tỉnh Đồng Tháp để triển khai việc tiêm phòng nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Đồng thời, Chi cục cũng đã liên hệ với các đơn vị liên quan để kiểm tra việc cấp giấy kiểm dịch trên địa bàn tỉnh”, ông Tiền Ngọc Tiên cho hay.

Còn theo Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI, ông Bạch Đức Lữu, 6 tháng đầu năm 2022, tại khu vực xuất hiện 3 ổ dịch cúm gia cầm, phải tiêu hủy 7.700 con. Dịch tả lợn Châu Phi cũng có chiều hướng tăng so với năm 2021 khi dịch bệnh xuất hiện tại 449 hộ chăn nuôi, buộc phải tiêu hủy trên 10.000 con.

Ông Bạch Đức Lữu nhận định, thời gian vừa qua, tỉ lệ tiêm phòng cho đàn vật nuôi còn tương đối thấp. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và hệ lụy từ việc hệ thống thú y cơ sở bị tan rã.

Theo đó, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI đề xuất Bộ NN-PTNT có văn bản chỉ đạo Chủ tịch UBND các tỉnh nhằm tăng cường công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi, đặc biệt là bệnh dại do thời điểm cuối năm dịch bệnh rất dễ bùng phát.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, việc dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn ra gay gắt trên địa bàn nhiều địa phương là những khó khăn, thách thức cho ngành thú y nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung trong 6 tháng đầu năm 2022.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ấy, ngành nông nghiệp vẫn đạt nhiều thành tích như tổng sản lượng thịt các loại đạt 3,4 triệu tấn, xuất khẩu thủy sản đạt gần 5,8 tỷ USD, đảm bảo vững vàng cho an ninh lương thực quốc gia, và thích ứng kịp thời với những khó khăn, thách thức do Covid-19 mang lại.

Trong đó, một trong những điểm đáng quý nhất mà hệ thống thú y đã đóng góp cho toàn ngành nông nghiệp, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đó là tinh thần sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh, dù là tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm hay dịch tả lợn Châu Phi.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm