| Hotline: 0983.970.780

Dạy nghề - "chìa khóa" của nông thôn mới

Thứ Sáu 20/04/2012 , 10:22 (GMT+7)

Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, tiêu chí về cơ cấu lao động được xem là “cửa ải” khó khăn nhất. Vì thế, khi lớp dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được mở, các địa phương đều đón nhận nhiệt tình.

Bà Nguyễn Thị Hằng (áo kẻ), Chủ tịch Hội Dạy nghề VN kiểm tra mô hình trồng hoa tại Thụy Hương

Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, tiêu chí về cơ cấu lao động được xem là “cửa ải” khó khăn nhất. Vì thế, khi lớp dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được mở, các địa phương đều đón nhận nhiệt tình.

Câu chuyện chúng tôi ghi tại lễ khai giảng lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho LĐNT xã Thụy Hương (Chương Mỹ-Hà Nội) là minh chứng sống động cho điều này.

Đồng lòng

Cũng giống như 11 xã điểm được Nhà nước đầu tư xây dựng  NTM, xuất phát điểm của Thụy Hương rất khó khăn: Là xã thuần nông, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp… Ông Trần Vũ Lâm, Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ chia sẻ: “Chương Mỹ có diện tích lớn, với 232,4 km2, dân số gần 30 vạn người. Dù có nghề truyền thống mây tre đan; các cụm công nghiệp; kinh tế dần chuyển dịch theo hướng thương mại-dịch vụ… nhưng đời sống của người dân còn gian khó. Một bộ phận lao động trong độ tuổi chưa có việc làm ổn định".

Theo ông Lâm, muốn kinh tế phát triển, xã Thụy Hương đã chú trọng nâng cao chất lượng nhân lực, trình độ người lao động. Với các lớp đào tạo nghề ngắn hạn gồm trồng hoa và cây cảnh, trồng lúa cao sản, cây ăn quả, rau an toàn, chăn nuôi chất lượng cao... đợt này, Thụy Hương sẽ có thêm nhiều nông dân dày dạn kinh nghiệm, áp dụng TBKT vào SX để làm giàu.

Tại lễ khai giảng lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho LĐNT ở Thụy Hương, chúng tôi nhận thấy sự phấn khởi, nhiệt tình tham gia của đông đảo bà con. Ông Mạc Đình Việt, thôn Trúc Đồng 2 không giấu được niềm vui: “Từ khi được Nhà nước quan tâm xây dựng Thụy Hương thành xã thí điểm NTM, người dân xã nhà rất mừng vì biết mình sẽ đón nhận nhiều cái được: Được chuyển giao TBKT trong trồng trọt, chăn nuôi; ý thức xây dựng NTM ngày càng ăn sâu vào cộng đồng; cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện".

Bà Nguyễn Thị Liên, Phó chủ nhiệm HTX Hoa-cây cảnh xã Thụy Hương cho biết: “Thực tế ngay cả nếu không làm việc cho các công ty, bà con cũng rất cần ứng dụng TBKT vào SX để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Là đơn vị trồng và kinh doanh hoa, cây cảnh, chúng tôi rất mong tuyển dụng được những lao động đã qua các lớp đào tạo nghề vì họ sẽ làm chủ được kỹ thuật. Chúng tôi cũng cam kết sẽ tuyển dụng 100% số lao động có trình độ phù hợp sau lớp học này vào làm việc tại HTX với mức lương ổn định”.

Tạo mọi điều kiện

"Các lớp đào tạo nghề ngắn hạn rất phù hợp chuyển đổi cơ cấu SX, cơ cấu lao động của chính các gia đình. Nói như thế để chúng ta thấy ý nghĩa quan trọng của các lớp học này; từ đó có ý thức trong quá trình dạy và học. Với cách làm tâm huyết, trách nhiệm, tôi tin những mục tiêu tốt đẹp đã đề ra sẽ sớm hoàn thành”, ông Hoàng Mạnh Hiển.
Ông Nguyễn Ngọc Phi, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ: “Mục tiêu xây dựng NTM chính là cách làm cụ thể hóa Quyết định 1956 của Chính phủ. Với 5 chương trình đã được xây dựng gồm trồng hoa cây cảnh, lúa cao sản, cây ăn quả, rau an toàn, chăn nuôi chất lượng cao, tôi tin sẽ triển khai rất tốt vì các chương trình này sát thực và phù hợp với điều kiện của Thụy Hương".

Tuy nhiên, theo ông Phi, để các lớp học đạt hiệu quả cao như kỳ vọng, trong quá trình đào tạo cần lưu ý một số điểm: Trình độ LĐNT hạn chế, không đồng đều nên phải chủ động, linh hoạt trong quá trình dạy. Bên cạnh đó, ý thức học tập của bà con cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các lớp học.

Ông Hoàng Mạnh Hiển, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định: “Để hỗ trợ Thụy Hương xây dựng xã NTM, đặc biệt là nhằm nâng cao chất lượng các lớp học nghề cho LĐNT, thành phố sẽ từng bước tạo mọi điều kiện thuận lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng để kết nối chặt chẽ SXKD, tiêu thụ. Thụy Hương phải đối mặt với tốc độ đô thị hóa nhanh, buộc phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, theo đó LĐNT là đối tượng chịu nhiều tác động và gặp khó khăn nếu không được đào tạo nghề.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm