| Hotline: 0983.970.780

Dạy nghề - "chìa khóa" của nông thôn mới

Thứ Sáu 20/04/2012 , 10:22 (GMT+7)

Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, tiêu chí về cơ cấu lao động được xem là “cửa ải” khó khăn nhất. Vì thế, khi lớp dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được mở, các địa phương đều đón nhận nhiệt tình.

Bà Nguyễn Thị Hằng (áo kẻ), Chủ tịch Hội Dạy nghề VN kiểm tra mô hình trồng hoa tại Thụy Hương

Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, tiêu chí về cơ cấu lao động được xem là “cửa ải” khó khăn nhất. Vì thế, khi lớp dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được mở, các địa phương đều đón nhận nhiệt tình.

Câu chuyện chúng tôi ghi tại lễ khai giảng lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho LĐNT xã Thụy Hương (Chương Mỹ-Hà Nội) là minh chứng sống động cho điều này.

Đồng lòng

Cũng giống như 11 xã điểm được Nhà nước đầu tư xây dựng  NTM, xuất phát điểm của Thụy Hương rất khó khăn: Là xã thuần nông, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp… Ông Trần Vũ Lâm, Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ chia sẻ: “Chương Mỹ có diện tích lớn, với 232,4 km2, dân số gần 30 vạn người. Dù có nghề truyền thống mây tre đan; các cụm công nghiệp; kinh tế dần chuyển dịch theo hướng thương mại-dịch vụ… nhưng đời sống của người dân còn gian khó. Một bộ phận lao động trong độ tuổi chưa có việc làm ổn định".

Theo ông Lâm, muốn kinh tế phát triển, xã Thụy Hương đã chú trọng nâng cao chất lượng nhân lực, trình độ người lao động. Với các lớp đào tạo nghề ngắn hạn gồm trồng hoa và cây cảnh, trồng lúa cao sản, cây ăn quả, rau an toàn, chăn nuôi chất lượng cao... đợt này, Thụy Hương sẽ có thêm nhiều nông dân dày dạn kinh nghiệm, áp dụng TBKT vào SX để làm giàu.

Tại lễ khai giảng lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho LĐNT ở Thụy Hương, chúng tôi nhận thấy sự phấn khởi, nhiệt tình tham gia của đông đảo bà con. Ông Mạc Đình Việt, thôn Trúc Đồng 2 không giấu được niềm vui: “Từ khi được Nhà nước quan tâm xây dựng Thụy Hương thành xã thí điểm NTM, người dân xã nhà rất mừng vì biết mình sẽ đón nhận nhiều cái được: Được chuyển giao TBKT trong trồng trọt, chăn nuôi; ý thức xây dựng NTM ngày càng ăn sâu vào cộng đồng; cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện".

Bà Nguyễn Thị Liên, Phó chủ nhiệm HTX Hoa-cây cảnh xã Thụy Hương cho biết: “Thực tế ngay cả nếu không làm việc cho các công ty, bà con cũng rất cần ứng dụng TBKT vào SX để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Là đơn vị trồng và kinh doanh hoa, cây cảnh, chúng tôi rất mong tuyển dụng được những lao động đã qua các lớp đào tạo nghề vì họ sẽ làm chủ được kỹ thuật. Chúng tôi cũng cam kết sẽ tuyển dụng 100% số lao động có trình độ phù hợp sau lớp học này vào làm việc tại HTX với mức lương ổn định”.

Tạo mọi điều kiện

"Các lớp đào tạo nghề ngắn hạn rất phù hợp chuyển đổi cơ cấu SX, cơ cấu lao động của chính các gia đình. Nói như thế để chúng ta thấy ý nghĩa quan trọng của các lớp học này; từ đó có ý thức trong quá trình dạy và học. Với cách làm tâm huyết, trách nhiệm, tôi tin những mục tiêu tốt đẹp đã đề ra sẽ sớm hoàn thành”, ông Hoàng Mạnh Hiển.
Ông Nguyễn Ngọc Phi, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ: “Mục tiêu xây dựng NTM chính là cách làm cụ thể hóa Quyết định 1956 của Chính phủ. Với 5 chương trình đã được xây dựng gồm trồng hoa cây cảnh, lúa cao sản, cây ăn quả, rau an toàn, chăn nuôi chất lượng cao, tôi tin sẽ triển khai rất tốt vì các chương trình này sát thực và phù hợp với điều kiện của Thụy Hương".

Tuy nhiên, theo ông Phi, để các lớp học đạt hiệu quả cao như kỳ vọng, trong quá trình đào tạo cần lưu ý một số điểm: Trình độ LĐNT hạn chế, không đồng đều nên phải chủ động, linh hoạt trong quá trình dạy. Bên cạnh đó, ý thức học tập của bà con cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các lớp học.

Ông Hoàng Mạnh Hiển, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định: “Để hỗ trợ Thụy Hương xây dựng xã NTM, đặc biệt là nhằm nâng cao chất lượng các lớp học nghề cho LĐNT, thành phố sẽ từng bước tạo mọi điều kiện thuận lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng để kết nối chặt chẽ SXKD, tiêu thụ. Thụy Hương phải đối mặt với tốc độ đô thị hóa nhanh, buộc phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, theo đó LĐNT là đối tượng chịu nhiều tác động và gặp khó khăn nếu không được đào tạo nghề.

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Dựa vào dân để giám sát tàu cá vi phạm

Nhân dân là tai mắt trong việc phát hiện tàu cá vi phạm. Do vậy, cần dựa vào dân, lấy dân làm gốc trong thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.