| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Bình chọn giống lúa OM344 hạng I với đặc tính vượt trội

Thứ Bảy 19/02/2022 , 08:52 (GMT+7)

Ở ĐBSCL, tất cả 5 giống lúa OM vừa được bình chọn triển vọng năng suất cao, phẩm chất gạo tốt có khả năng phát triển lúa gạo hàng hóa xuất khẩu.

Ở ĐBSCL tất cả 5 giống lúa OM vừa được bình chọn triển vọng năng suất cao, phẩm chất gạo tốt có khả năng phát triển lúa gạo hàng hóa xuất khẩu. Ảnh: Hữu Đức.

Ở ĐBSCL tất cả 5 giống lúa OM vừa được bình chọn triển vọng năng suất cao, phẩm chất gạo tốt có khả năng phát triển lúa gạo hàng hóa xuất khẩu. Ảnh: Hữu Đức.

Tại Viện Lúa ĐBSCL, ngày 18/2/2022 hơn 300 cán bộ nông nghiệp và nông dân các địa phương trong vùng đến thăm ruộng lúa trình diễn và tận mắt quan sát đánh giá từng loại giống lúa đang bước vào giai đoạn trổ chín đầy đồng.

Kết quả theo phiếu bình chọn của cán bộ Trung tâm Giống cây trồng các tỉnh, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh giống và nông dân: Giống lúa OM344 xếp hạng I (chiềm tỷ lệ bình chọn cao nhất 41,4% trong tổng số phiếu), giống lúa OM341 xếp hạng II (35%), giống lúa OM468 xếp hạng III (29,9%), giống lúa OM18 xếp hạng IV (29,3%), giống lúa OM34 xếp hạng V (24,8%). Về kết quả đánh giá gạo - cơm: Giống lúa OM8 xếp hạng I (81,8%), giống lúa OM48 xếp hạng II (63,6%), giống lúa ST24 xếp hạng III (45,5%), giống lúa OM22 xếp hạng IV (30,3%), giống lúa OM468 xếp hạng V (27,2%).

TS Mai Ngọc Lan, Phó phòng Khoa học và hợp tác quốc tế Viện Lúa ĐBSCL nhận xét: Những giống lúa OM được bình chọn có đặc tính vượt trội. Trên ruộng lúa trình diễn vụ ĐX 2021-2022 tại Viện Lúa ĐBSCL có 35 giống. Trong đó có 9 giống lúa được công nhận lưu hành, 2 giống lúa được công nhận sản xuất thử, 2 giống lúa đang hoàn thiện hồ sơ để công nhận lưu hành, 13 giống lúa đã và đang được khảo nghiệm quốc gia. Tất cả các giống lúa đã được đăng ký bảo hộ và được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.

Trong các giống lúa được phân nhóm theo phẩm chất gạo, có nhóm giống lúa thơm chất lượng cao cấp: OM8, OM48. Nhóm giống lúa chất lượng cao OM11, OM35, OM442, OM34, OM1, OM43, OM375, OM341, OM344, OM402, OM429, OM468, OM5451, OM3, OM16, OM18, OM49, OM345, OM4900, OM6162, OM7347. Nhóm giống lúa cao sản có IR50404, OM380, OM20, OM48, OM3673, OM22, OM461, OM6976, OM99582. Nhóm giống lúa nếp và Japonica: Nếp OM406, OM368, và giống lúa Japonica OM46.

Tại Hội thảo đánh giá giống lúa lần này nông dân được tham quan ruộng trình diễn máy gieo sạ lúa theo hàng mật độ thấp vụ ĐX 2021-2022.

Giống lúa OM344 (THIÊN CHÂU 16) được bình chọn hạng I

Nguồn gốc: Tổ hợp lai CK2003/OM2008 được lai tạo bởi Viện Lúa ĐBSCL.

Đặc tính nông học: Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày, chiều cao cây: 100-110 cm, độ cứng cây: cấp 1, khả năng đẻ nhánh tốt, số bông/m2: 280-340 bông/m2, số hạt chắc/bông: 80-120 hạt, khối lượng 1.000 hạt: 24-26 gram. Tiềm năng năng suất: 6,0-8,0 tấn/ha.

Phẩm chất hạt: Tỷ lệ gạo nguyên: 43-58%; tỷ lệ bạc bụng: <1%; chiều dài hạt: 6,6-7,0 mm; tỷ lệ D/R: 2,9-3,2. Độ trở hồ: cấp 2-4; độ bền gel: 90-100 mm; hàm lượng amylose: 15-16%. Hạt gạo đẹp, trắng, trong, cơm mềm, ngọt và ngon.

Tính chống chịu: Phản ứng với đạo ôn (cấp 5) và rầy nâu (cấp 5) trong điều kiện thanh lọc  nhân tạo.

Tính thích nghi: Giống lúa thích hợp cho cả vụ Hè Thu và Đông Xuân ở các tỉnh ĐBSCL.

Giống lúa đã được công nhận lưu hành theo quyết định số 278/ QĐ-TT-VPPN, ngày 13/11/2020.

Giống lúa đã được ủy quyền khai thác cho công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam sản xuất và kinh doanh hạt giống lúa.

Giống lúa OM344 được bình chọn hạng I. Ảnh: Hữu Đức. 

Giống lúa OM344 được bình chọn hạng I. Ảnh: Hữu Đức

Giống lúa OM341 được bình chọn hạng II

Nguồn gốc: Tổ hợp lai TLR10/OM4900 do Viện lúa ĐBSCL lai tạo.

Đặc tính nông học: Thời gian sinh trưởng: 93-98 ngày, chiều cao cây trung bình: 100-110 cm, độ cứng cây: cấp 1, đẻ nhánh tốt, số bông/m2 đạt từ 300-360 bông/m2, số hạt chắc/bông: 100-120 hạt, khối lượng 1.000 hạt: 27-28 g. Tiềm năng năng suất: 5,0-9,0 tấn/ha.

Phẩm chất hạt: Tỷ lệ gạo nguyên: 45-50%; tỷ lệ bạc bụng: 5-10 %; chiều dài hạt: 6,8-6,9 mm; Tỷ lệ D/R: 3,2. Độ trở hồ: cấp 2; độ bền gel: 60-65 mm; hàm lượng amylose: 22-24%. Hạt gạo trong, trắng, thon dài, cơm mềm, ngon.

Tính chống chịu: Hơi kháng rầy nâu (cấp 3), hơi nhiễm đạo ôn (cấp 4-5) trong điều kiện thanh lọc nhân tạo.

Tính thích nghi: Giống lúa thích nghi tất cả các vụ trong năm và các vùng sinh thái ở ĐBSCL.

Giống lúa đã được công nhận sản xuất thử theo quyết định số số 333/QĐ-TT-VPPN, ngày 14/10/2019; đang hoàn thiện hồ sơ để công nhận lưu hành.

Giống lúa đã được ủy quyền khai thác cho công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam sản xuất và kinh doanh hạt giống lúa.

Giống lúa OM468 được bình chọn hạng III

Nguồn gốc: Tổ hợp lai T3HAU1/OM5451-625 được lai tạo bởi Viện Lúa ĐBSCL.

Đặc tính nông học: Thời gian sinh trưởng: 87-97 ngày, chiều cao cây 95-105 cm, đẻ nhánh tốt, độ cứng cây: cấp 1, số bông/m2: 290-320 bông, số hạt chắc/bông: 90-100 hạt, khối lượng 1.000 hạt: 24-25 gram. Tiềm năng năng suất: 5,0-8,0 tấn/ha.

Phẩm chất gạo: Tỷ lệ gạo nguyên: 50-61%; tỷ lệ bạc bụng: 2-4%; chiều dài hạt gạo: 6,7-6,9 mm; tỷ lệ D/R: 3,4. Độ trở hồ: cấp 1; độ bền gel: 88-93 mm; hàm lượng amylose: 16-18%. Hạt gạo trong, đẹp, cơm trắng, ngon.

Tính chống chịu: Phản ứng với đạo ôn (cấp 1-3) và rầy nâu (cấp 5-7) trong điều kiện thanh lọc nhân tạo.

Tính thích nghi: Giống lúa canh tác được 3 vụ trong năm và thích hợp cho các vùng sinh thái ở ĐBSCL.

Giống lúa đã được khảo nghiệm quốc gia.

Giống lúa OM18 được bình chọn hạng IV

Nguồn gốc: Tổ hợp lai OM8017/OM5166 được lai tạo bởi Viện Lúa ĐBSCL.

Đặc tính nông học: Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày, chiều cao cây: 100-110 cm, khả năng đẻ nhánh khỏe, độ cứng cây: cấp 1, số bông/m2: 300-360 bông, khối lượng 1.000 hạt: 25-26 gram. Tiềm năng năng suất: 5,0-8,0 tấn/ha.

Phẩm chất gạo: Tỷ lệ gạo nguyên: 40-45%; chiều dài hạt gạo: 7,0-7,1 mm; tỷ lệ D/R: 3,1; tỷ lệ bạc bụng: 2-3%. Độ trở hồ: cấp 2; độ bền gel: 85-90 mm; hàm lượng amylose: 18-19%. Hạt gạo thon dài, cơm mềm và ngọt.

Tính chống chịu: Phản ứng với đạo ôn (cấp 2) và rầy nâu (cấp 5) trong điều kiện thanh lọc nhân tạo. Giống lúa có khả năng chống chịu mặn tốt.

Tính thích nghi: Giống lúa canh tác được các vụ trong năm, thích hợp cho các vùng sinh thái ở ĐBSCL và vùng nhiễm mặn.

Giống lúa đã công nhận lưu hành theo quyết định số 725/QĐ-BNN-TT, ngày 05/03/2019.

Giống đã được ủy quyền khai thác cho Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời sản xuất và kinh doanh hạt giống lúa.

Giống lúa OM34 được bình chọn hạng V

Nguồn gốc: Tổ hợp lai IR50404/OM5451 được lai tạo bởi Viện Lúa ĐBSCL.

Đặc tính nông học: Thời gian sinh trưởng: 90-95 ngày, chiều cao cây: 90-100 cm, độ cứng cây: cấp 1, bông chùm và dài, số bông/m2: 300-330 bông, số hạt chắc/bông: 90-100 hạt, khối lượng 1.000 hạt: 28-29 gram. Tiềm năng năng suất: 6,0-9,0 tấn/ha.

Phẩm chất hạt: Tỷ lệ gạo nguyên: 60-62%; tỷ lệ bạc bụng: 1-3%; chiều dài hạt gạo: 6,7-6,9 mm; tỷ lệ D/R: 2,9-3,1. Độ trở hồ: cấp 3; độ bền gel: 84-89 mm; hàm lượng amylose: 15-17%. Mặt gạo khá, ít bạc bụng, cơm trắng, mềm.

Tính chống chịu: Phản ứng với rầy nâu (cấp 3), đạo ôn (cấp 7) và bạc lá (cấp 3) trong điều kiện thanh lọc nhân tạo.

Tính thích nghi: Giống lúa thích nghi với vùng sinh thái ở các tỉnh ĐBSCL.

Giống lúa đã được khảo nghiệm quốc gia.

Xem thêm
Nghề nuôi đà điểu gặp khó khăn chưa từng có

Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.