| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Chuyển đổi 40.000 ha đất kém hiệu quả

Thứ Tư 08/05/2019 , 14:05 (GMT+7)

Đến nay toàn vùng sau 5-6 năm thực hiện đề án tái cơ cấu cũng như là chương trình chuyển đổi có 40.000 ha đất kém hiệu quả chuyển sang trồng cây ăn trái.

Ngày 8/5, tại TP.Mỹ Tho (Tiền Giang) diễn ra hội nghị đánh giá kết quả 120/NQ ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh và ông Phạm Anh Tuấn phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đồng chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết, ông Cao Văn Hóa, phó giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết: “Tiền Giang đã chuyển đổi khoảng 8.737 ha đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái, trồng màu chuyên canh, nuôi trồng thủy sản và luân canh màu trên nền đất lúa bình quân mỗi năm trên 10.000 ha”.

Tại các huyện phía Đông, Tiền Giang thực hiện đề án “cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông đến năm 2025”, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, xác đinh mùa vụ, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn. Còn các huyện phía Tây, tỉnh chủ yếu quy hoạch trồng cây ăn quả, các huyện phía Bắc do ảnh hưởng của triều cường, mưa lũ được quy hoạch trồng lúa chất lượng cao.

Sau chuyển đổi trồng cây ăn trái thu nhập của người dân tăng lên rất nhiều so với trồng lúa, đời sống người dân nông thôn được nâng cao. Như vùng trồng sầu riêng phía Tây cây sầu riêng cho thu nhập bình quân 1 tỷ đồng/ha, gấp 18 lần so trồng lúa.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng Trọt cho biết, “trước khi có nghị quyết 120 chúng ta đã nhìn thấy những khó khăn của tình hình khí tượng thủy văn đối với sản xuất trồng trọt của ĐBSCL. Khi Nghị quyết 120 ra đời đã có những định hướng rõ ràng hơn đối với sản xuất”.

Như vùng trồng lúa ven biển thì vấn đề canh tác còn gặp nhiều khó khăn nữa khi thời gian cung cấp nước ngọt trong năm còn lại khoảng 7-8 tháng. Sự chuyển đổi sang các loại cây trồng khác giúp chúng ta chủ động được các nguồn nước ở trong cái mùa khô với lưu lượng nước tưới ít hơn so với cây lúa, như cây thanh long.

Thanh long là một trong những loại cây trồng thích nghi tốt với hạn mặn

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã đề xuất Bộ NN-PTNT hỗ trợ tỉnh thực hiện các chương trình dự án đã đề xuất trong thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết 120; Bộ ngành Trung ương sớm có hướng dẫn về tiêu chuẩn trái cây xuất khẩu; thống nhất chính sách chung cho toàn vùng ĐBSCL; đề xuất Tiền Giang tham gia dự Phát triển ngành hàng điều hồ tiêu và cây ăn quả; Bộ NN-PTNT hỗ trợ tỉnh kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến cây ăn trái.

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, Tiền Giang là một trong những tỉnh đẩy mạnh tái cơ cấu nền nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên nền đất kém hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay diện tích trái cây của ĐBSCL khoảng 350.000 ha, chiếm khoảng 35% diện tích, 50% về sản lượng trái cây của cả nước; năng suất cao hơn nhiều so với các vùng khác, đây là một lợi thế.

Bên cạnh đó, ĐBSCL rất đa dạng về chủng loại trái cây, trái cây nhiệt đới có quanh năm. Những năm vừa qua, thực hiện tái cơ câu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu thì các địa phương và bà con nông dân ĐBSCL rất chủ động, rất quyết liệt. Hầu hết diện tích chuyển đổi này này đều cho hiệu quả rất cao hơn nhiều so với trồng lúa. Vì thế chúng Thứ trưởng đánh giá cao từ chuyển dịch cây lúa sang cây ăn trái tại Tiền Giang nói riêng cũng như ĐBSCL nói chung. Tuy nhiên, thời gian tới việc chuyển đổi này được hiệu quả hơn, Thứ trưởng lưu ý các địa phương cần:

Thứ nhất là, trái cây vẫn còn dư địa và vẫn là lợi thế đối với ĐBSCL. Nhưng chúng ta phải lựa chọn chủng loại trái cây và đặc biệt là quy mô diện tích phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thứ hai, thực hiện tốt quy trình chăm sóc canh tác để sản phẩm làm ra đẹp về mẫu mã, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các địa phương cần phải hỗ trợ cho nông dân hình thành nên các HTX để tạo ra vùng sản xuất lớn áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật để chúng ta có được sản lượng sản phẩm đủ lớn, đồng đều về chất lượng, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ ổn định.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và cây ăn trái nói riêng. Tập trung chế biến sâu để đa dạng hóa các sản phẩm trái cây và nâng cao giá trị gia tăng của ngành hành trái cây.

Hiện nay, trái cây của chúng ta đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và dư địa xuất khẩu vẫn còn lớn. Tuy nhiên, chúng ta phải đáp ứng được nhu cầu của các nước nhập khẩu mà chúng ta biết được càng ngày các nước nhập khẩu nông sản nói chung và trái cây nói chung đều đưa ra các yêu cầu kỹ thuật càng cao.

Do đó, bà con nông dân phải áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến để đáp ứng được hàng rào kỹ thuật của các nước. Đồng thời chúng ta phải đóng gói, bao bì, truy xuất nguồn gốc phải tốt hơn nữa. Muốn xuất khẩu được nhiều hơn chúng ta chế biến để đa dạng các sản phẩm, nâng chủng loại và chủng loại.

“Nghị quyết 120 của Chính Phủ có nhiều giải pháp khác nhau, tùy từng vùng từng địa phương mà chúng ta áp dụng một cách hiệu quả, đồng bộ các giải pháp. Như giải pháp chuyển đổi đất kém hiệu quả trên trồng cây ăn trái cũng là một giải pháp. Tuy nhiên, nuôi thủy sản như tôm, cá da trơn cũng là một trong những thế mạnh của ĐBSCL. Câu chuyện của chúng ta là làm sao đa dạng các sản phẩm phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng’, Thứ trưởng cho biết.

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh dẫn đầu đã đến tham quan mô hình sản xuất thanh long thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Gò Công Đông.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm