| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Diện tích mít Thái vẫn ở trong tầm kiểm soát

Thứ Tư 22/05/2019 , 14:39 (GMT+7)

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng Trọt, khi khảo sát tại các địa phương ở vùng ĐBSCL thì tốc độ phát triển của cây mít Thái hiện nay vẫn ở trong tầm kiểm soát. Hơn 70% diện tích chuyển đổi là trồng xen canh.

Kể từ khi có chủ trương và chiến lược chuyển đổi cây trồng đối với ĐBSCL nói riêng cũng như cả nước nói chung, trong 2 năm vừa qua các địa phương ở vùng ĐBSCL đã thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa, đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái với diện tích khoảng 40.000 ha.

Đa số là những cây có giá trị kinh tế ổn định như là sầu riêng, xoài, nhãn.  Gần đây nữa thì trong vùng ĐBSCL phát triển nóng diện tích cây mít Thái. Nhiều người cũng có thể cho rằng đây có thể là cây có thể bị dội chợ khó tiêu thụ. Nhìn nhận lo lắng này là đúng đắn bởi trong khi Việt Nam xuất khẩu nông sản vào những thị trường ở gần mình. Thị trường khó tính, khó tiêu thì đã có nhưng số lượng không nhiều.

Diện tích mít Thái vẫn ở trong tầm kiểm soát.


Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng Trọt cho biết, tình hình chung ở trong vùng ĐBSCL ngoài phát triển những cây trồng chủ lực thì việc phát triển những cây trồng khác để đa dạng sản phẩm của mình trong nước cũng như xuất khẩu là hết sức cần thiết.

Việc phát triển của một cây trồng nào đó chúng ta cũng nên nhìn nhận một cách tổng quát hơn. Cây mít hiện nay không được xem là một loại cây trồng quan trọng ở trên thế giới cho nên dữ liệu để chúng ta tìm kiếm đánh giá về thị trường tiêu thụ hiện tại và tương lai là không có thông tin.

Tuy nhiên, chúng ta phải xem xét lại tình hình phát triển của cây mít ở vùng ĐBSCL nói chung, khi chúng tôi đi nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL thì tốc độ phát triển cây mít hiện nay là vẫn ở trong tầm kiểm soát, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết.

Tuy nhiên, khi có ít thông tin như vậy thì dẫn đến 2 điều. “Thứ nhất trong tương lai cây mít được tiêu thụ nhiều, rộng rãi trên thế giới thì Việt Nam sẽ là một trong những nước đầu tiên có bước phát triển về diện tích.

Nhưng ngược lại nếu thị trường tiêu không lớn thì với diện tích phát triển như hiện nay và với tốc độ tiêu thụ này thì mít vẫn còn có thể được tiêu thụ trong một vài năm nữa.

Mới vừa chuyển đổi 4 ha đất trồng khóm sang mít Thái xen bơ được ba tháng nay, ông Nguyễn Hồng Nhựt (61 tuổi) ở ấp Mỹ Thành, xã Mỹ Phước huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang cho biết: “Hiện nay, tôi thấy cây mít Thái dễ trồng, giá cả khá cao, lại phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở đây. 

 Vườn mít 4ha vừa mới được chuyển đổi 3 tháng tại hộ ông Nguyễn Hồng Nhựt, huyệnTân Phước, Tiền Giang.

Tại huyện Tân Phước tôi ước chừng có trên 800ha đất trồng mít Thái rồi. Tôi thấy nếu mít không xuất khẩu được thì tiêu thụ trong nước giá cả sẽ thấp hơn. Nhưng tôi lớn tuổi rồi, trồng cây khác không chăm sóc nổi. Với lại, tôi vẫn giữ khóm trong thời gian chờ đợi cây mít, cây bơ lớn thì vẫn có thu nhập thời gian đầu”. 

“Sự phát triển của cây mít chủ yếu là do chúng ta cải tạo trên diện tích cũ kém hiệu quả. Hơn 70% diện tích mít hiện nay chủ yếu là trồng xen với các loại cây ăn trái khác như sầu riêng, bơ,.. Đó là một hình thức xen canh lấy ngắn để nuôi một cây dài hơn.

Đó là một sự tính toán rất thông minh của bà con nông dân. Hơn nữa, chuyển từ một số loại cây trồng khác như lúa, dứa,..thì nó cũng góp phần làm tăng thu nhập cho bà con nông dân tạo nên một kỹ thuật canh tác mới trên một vùng đất mới mà chúng ta muốn chuyển đổi. Từ những yếu tố này cho thấy rằng việc phát triển cây mít không phải là một sự tự phát không có tính toán.

Riêng cây mít trồng xen trong vườn bơ, sầu riêng thì lợi nhuận của cây mít có thể tăng gấp 3 lần so với trồng lúa. Về sự chuyển đổi từ cây ăn trái này sang một loại cây ăn trái khác theo tín hiệu thị trường thì chúng tôi cho rằng đây là một sự hợp lý bởi vì những cây trồng khác không có khả năng tiêu thụ, theo quy luật của thị trường”, Ông Tùng cho biết thêm.

Ghé thăm vườn mít Thái hơn 1ha của ông Nguyễn Hoài Đỉnh, cùng ngụ ấp Mỹ Thành xã Mỹ Phước, ông Đỉnh hớn hở khoe vườn mít này ông đã thu hoạch được 2 vụ, có cây mới chỉ cho trái đầu tiên nhưng đạt được 16kg, bán thu tiền triệu.

Theo ông Đỉnh, mít Thái dễ trồng, nhanh cho thu nhập, nếu giá thấp 8.000- 10.000 đồng/kg thì ông thấy vẫn sống khỏe hơn nhiều loại cây ăn trái khác. Hơn hết, ông không dồn hết đất canh tác vào chỉ mít, ông cho biết vườn có thêm cây bơ, cây bưởi để phòng khi giá mít xuống thấp hay không bán được ông vẫn còn các loại cây trái khác để có thu nhập.

Ông Lê Thanh Tùng khảo sát tại vườn mít Thái của ông Nguyễn Hoài Đỉnh (Tân Phước, Tiền Giang).

Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn nhắc nhờ bà con nông dân, người làm vườn các tổ chức doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật địa phương cần phổ biến cho bà nông dân những cái yếu tố bất lợi khi chúng ta phát triển cây mít ở vùng ĐBSCL, trước hết cây mít sống ở vùng có độ cao từ 400m đến 1.200 m thì ĐBSCL của chúng ta không có lợi thế về điều này. Vì thế chúng ta cần thiết kế lại vườn cho phù hợp với sự tăng trưởng của cây ít nhất là trong giai đoạn đầu.

Thứ hai đây là một loại cây trồng nó có rất nhiều các loại dịch hại. Vì nó là một loại cây trồng mới nên các cơ quan nghiên cứu chưa nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn thiện quy trình phòng trừ dịch hại. Do đó bà con nông dân cần thường xuyên theo dõi nắm bắt những thông tin về dịch hại để phòng trừ dịch hại gây giảm năng suất hoặc là chết cây.

Vấn đề thứ ba nữa là đối với các loại cây cần quan tâm đến vấn đề thị trường. hiện nay thị trường xuất khẩu cây mít chủ yếu là sang Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc đã có 180.000 ha mít rồi, chúng ta hiện nay cũng đã có khoảng 30.000 ha.

Nếu chúng ta phát triển thêm nữa thì chúng ta phải xem xết quốc gia nhập khẩu có thể tiếp nhận thêm không. Điều này, các nhà nghiên cứu, cơ quan chuyên môn phải nghiên cứu và cung cấp thêm thông tin cho bà con nông dân càng nhiều càng tốt để cho bà con nông dân có thêm tư liệu mà tính toán. Đồng thời, các nhà máy chế biến rau quả, trái cây cũng nên quan tâm thêm loại sản phẩm này”, ông Tùng khuyến cáo.

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.