| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Hạn mặn sớm đe dọa hàng trăm ngàn ha lúa

Thứ Năm 05/09/2019 , 08:40 (GMT+7)

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam đã đưa ra dự báo về việc hạn mặn có khả năng xuất hiện sớm ở ĐBSCL, qua đó có nguy cơ ảnh hưởng tới hàng trăm ha lúa đông xuân và lúa trên nền đất nuôi tôm.

Sẽ xuất hiện sớm

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trạng thái El Nino yếu sẽ duy trì từ nay đến khoảng tháng 11/2019 với xác suất khoảng 50-55%, nhiệt độ trung bình ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn từ 0,5 đến 1,0 độ C so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ.

10-31-37_hn_mn_2019
Khô hạn ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khu vực Nam Bộ, tổng lượng mưa tháng 8-9 cao hơn TBNN cùng thời kỳ từ 10-30%; từ tháng 11 và tháng 12/2019 thấp hơn TBNN cùng thời kỳ từ 10- 5%; riêng tháng 10 xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ.

Về chế độ thủy văn, từ cuối tháng 7-10/2019, tổng lượng dòng chảy trên các trạm thượng nguồn Mekong ở mức thấp hơn so với TBNN từ 20-30%. Đỉnh lũ năm ở đầu nguồn sông Cửu Long ở mức BĐ1-BĐ2, thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 0,2-0,4m. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ khả năng vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Tuy ít có khả năng xuất hiện lũ lớn, nhưng tiềm ẩn nguy cơ cường suất lũ lên nhanh hơn bình thường do tác động điều tiết dòng chảy từ thượng lưu.

Cập nhật phân tích dự báo dòng chảy mùa lũ 2019, diễn biến mưa trên lưu vực cùng với các tác động do điều tiết thủy điện trên lưu vực, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam dự báo, năm 2019 lũ rất nhỏ, mực nước lũ lớn nhất tại Tân Châu theo khả năng thấp, chỉ ở mức 3,0-3,5m.

Mặn mùa khô 2019-2020 có khả năng xuất hiện sớm so với năm 2018-2019 khoảng 10-30 ngày, và sớm hơn so với TBNN khoảng 1-2 tháng (tùy vùng).

Từ tháng 12/2019 mặn có khả năng ảnh hưởng các cống lấy nước phạm vi cách biển đến 30-35km. Sang tháng 1 và tháng 2, ranh mặn 4g/l có khả năng lấn sâu vào nội địa 45-55km (tùy cửa sông).

Các ngày trường cường, gió chướng mạnh xâm nhập mặn có thể tăng đột biến so với dự báo nhưng ở thời đoạn ngắn.
 

Nguy cơ ảnh hưởng tới hàng trăm ngàn ha lúa

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, hạn mặn sớm có nguy cơ ảnh hưởng tới 128.842 ha lúa đông xuân ở ĐBSCL. Cụ thể: Sóc Trăng 49.759 ha (Long Phú 27.092 ha, Trần Đề 22.667 ha); Trà Vinh 31.867 ha (Trà Cú 12.774 ha, Châu Thành 12.344 ha, Cầu Ngang 6.749 ha); Tiền Giang 20.173 ha (Gò Công Đông 10.327 ha, Gò Công Tây 9.546 ha, Tân Phú Đông 300 ha); Bạc Liêu 15.081 ha (Phước Long 12.500 ha, Vĩnh Lợi 2.581 ha); Bến Tre 11.962 ha (Ba Tri 10.000 ha, Giồng Trôm 1.910 ha, Thạnh Phú 52 ha). Bên cạnh đó, 150 ngàn ha lúa trên nền đất tôm cũng có thể bị ảnh hưởng.

Với dự báo lũ nhỏ ở 2019 và nhận định nguồn nước mùa khô 2019-2020 sẽ ít thuận lợi, nguy cơ mặn xuất hiện sớm và hạn hán thiếu nước có thể xảy ra, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam đã kiến nghị Tổng cục Thủy lợi xem xét ban hành văn bản chỉ đạo ngành NN-PTNT các tỉnh, nhất là tỉnh ven biển, thực hiện những công việc sau: Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị phương án ứng phó phòng chống hạn mặn; tuyên truyền về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn tới người dân; vận động nhân dân phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác công trình tranh thủ lấy, trữ nước.

Khuyến cáo các vùng cách biển đến 30km, nếu xuống giống từ giữa tháng 12/2019 mà không có giải pháp công trình chủ động tiếp nguồn thì nguy cơ xảy ra hạn cao, do đó cần thận trọng xuống giống vụ đông xuân. Tiếp tục tăng cường công tác giám sát, dự báo để cập nhật kịp thời về diễn biến thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn ở các Viện.

Kiến nghị các địa phương cần có kế hoạch chủ động sản xuất trong mùa mưa lũ và mùa kiệt sắp tới.

Về quản lý nước và chỉ đạo sản xuất vụ hè thu và thu đông: diện tích thu đông có thể gia tăng ở những vùng được bảo vệ để bù vào diện tích có thể giảm do hạn mặn ở năm tới. Vận hành hệ thống công trình hợp lý với điều kiện lũ nhỏ, chủ động ứng phó với trường hợp lũ thấp khiến sâu bệnh và chuột hại có thể xảy ra do đồng ruộng không được cải thiện môi trường.

Về quản lý nước và chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân 2019-2020: nguy cơ hạn mặn cao ở mùa khô 2019-2020, vì vậy cần chuẩn bị trước các kế hoạch ứng phó mặn xuất hiện sớm đầu mùa khô (ngay từ tháng 12/2019-1/2020) và nghiêm trọng vào tháng 2 đến đầu tháng 3/2019; bố trí sản xuất sớm các vụ thu đông, mùa và đông xuân ở những vùng có nguy cơ rủi ro cao.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất