| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL ứng phó xâm nhập mặn nhờ công nghệ 4.0

Thứ Hai 27/12/2021 , 09:14 (GMT+7)

Khu vực ĐBSCL thường xuyên phải hứng chịu hiện tượng xâm nhập mặn. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó không chỉ đến từ các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong.

Khu vực ĐBSCL thường xuyên phải hứng chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, một trong số đó là xâm nhập mặn.

Khu vực ĐBSCL thường xuyên phải hứng chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, một trong số đó là xâm nhập mặn.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến xâm nhập mặn

Khoảng 20 năm trở lại đây, thực tế cho thấy khu vực ĐBSCL thường xuyên phải hứng chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, một trong số đó là xâm nhập mặn. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó không chỉ đến từ các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong.

Trong nghiên cứu mới “Tình trạng xâm nhập mặn năm 2020 tồi tệ nhất thế kỷ qua ở ĐBSCL: Tác động, nguyên nhân và những gợi ý quản lý”, TS. Đoàn Văn Bình (ĐH Thủy lợi, ĐH Kyoto), TS. Hồ Hữu Lộc (Viện Công nghệ châu Á) và các đồng nghiệp quốc tế đã tập trung vào tìm hiểu đợt xâm nhập mặn diễn ra ở ĐBSCL vào mùa khô năm 2019–2020.

Dựa vào dữ liệu thủy lợi của Viện Nghiên cứu thủy lợi miền Nam, các nhà nghiên cứu nhận thấy, vào mùa khô 2019–2020, ĐBSCL đã phải trải qua một đợt hạn hán vô cùng khắc nghiệt, thậm chí còn vượt qua cả năm 2015-2016.

Nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền tới 110 km, sâu hơn trung bình lịch sử khoảng 10 km và ở nhiều địa điểm vượt qua mức cao nhất cùng thời điểm của năm 2015–2016, ví dụ xâm nhập mặn ở khu vực sông trên sông Hàm Luông vào tháng 2/1019 là 71 km, vượt kỷ lục tương ứng của năm 2016 là 11 km.

Thêm một đặc điểm của mùa khô 2019–2020, xâm nhập mặn được phát hiện vào tháng 11/2019, sớm hơn trung bình hằng năm từ 2,5 đến 3,5 tháng (sớm hơn 10–20 ngày so với năm 2015–2016) và lại kéo dài hơn khoảng 30 ngày. Tính đến đầu tháng 2/2020, gần 40.000 hộ gia đình bị thiếu nước ngọt, chủ yếu ở các tỉnh ven biển.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học nhận thấy những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khốc liệt của tình trạng xâm nhập mặn tại ĐBSCL là các đập thủy điện thượng nguồn; sụt lún đất; nước biển dâng tương ứng; khai thác cát đáy sông.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dù đập thượng nguồn xả nhưng mực nước trên sông vẫn thấp bởi đáy sông đã bị hạ thấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do 40% tổng số phù sa, trầm tích trên sông Mekong đã bị các đập thượng nguồn giữ lại; tình trạng khai thác cát trái phép ở các địa phương trên ĐBSCL gây nên những vết rạch ở đáy sông…

Việc khai thác cát đã tăng lên tới 56% vào năm 2018, riêng ở trên sông Tiền Giang, đoạn từ Tân Châu đến Mỹ Thuận và kênh Vàm Nao. Các nhà khoa học đã chỉ ra, việc khai thác cát trái phép như vậy không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn thúc đẩy quá trình xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn ra nhanh hơn.

Mùa khô 2019–2020, ĐBSCL đã phải trải qua một đợt hạn hán vô cùng khắc nghiệt. Ảnh: Thông Hải.

Mùa khô 2019–2020, ĐBSCL đã phải trải qua một đợt hạn hán vô cùng khắc nghiệt. Ảnh: Thông Hải.

Do đó, các nhà nghiên cứu đã khuyến nghị, để giảm thiểu tác động của xâm nhập mặn vào mùa khô ở ĐBSCL, Việt Nam cần áp dụng một số biện pháp hữu ích ở nhiều quy mô, từ việc theo đuổi các nỗ lực ngoại giao nước xuyên biên giới đến quản lý nội vùng ĐBSCL thông qua việc xây dựng các cảnh báo xâm nhập sớm.

Đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ để hạn chế việc khai thác cát trái phép trên sông Mekong, giảm bớt áp lực đối với nguồn nước ngầm thông qua việc hạn chế khoan giếng tìm nước ngọt và áp dụng các hình thức canh tác, trồng trọt bền vững trong nông nghiệp.

Ứng dụng công nghệ 4.0 dự báo xâm nhập mặn

Vừa qua, để giúp người dân khu vực ĐBSCL kịp thời ứng phó, phòng chống hạn mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu được dự báo với tần suất thường xuyên, mức độ nghiêm trọng và khốc liệt hơn thời gian tới, Nhà máy nước Nhị Thành (Long An) đã kết hợp với Trường đại học Thủy lợi miền Nam phát triển phần mềm dự báo mức độ xâm nhập mặn trên sông Mekong.

Theo đó, chỉ với thao tác đơn giản, nhấn vào đường link http://waterdata.vn/mekong/mrss hoặc tải ứng dụng MRSS (Mekong MRSS), chạm vào một địa điểm bất kỳ tại khu vực ĐBSCL, ngay lập tức, các thông số chi tiết về độ mặn, mực nước theo thời gian sẽ được hiển thị chi tiết.

Phần mềm không chỉ thuận tiện cho các nhà quản lý, vận hành, các cơ quan dự báo khí tượng mà bất kỳ người dân nào có nhu cầu đều có thể sử dụng, cập nhật nhanh chóng về tình hình hạn mặn.

PGS,TS Nghiêm Tiến Lam, Trưởng bộ môn Quản lý tổng hợp vùng ven biển, Đại học Thủy lợi miền Nam cho biết, để bảo đảm tính chính xác, phần mềm đã thu thập chuỗi thông tin, số liệu về mực nước, độ mặn thực đo từ năm 2016 đến năm 2020 tại 20 trạm khí tượng và kết hợp các số liệu đo thực tế tại Nhà máy nước Đồng Tâm (tỉnh Tiền Giang) và Nhà máy nước Nhị Thành (Long An), làm cơ sở tham khảo và phân tích.

Phần mềm dự báo mức độ xâm nhập mặn trên sông Mekong MRSS.

Phần mềm dự báo mức độ xâm nhập mặn trên sông Mekong MRSS.

Phần mềm này có thể dự báo chi tiết về mức nước, độ mặn lên tới từng giờ tại bất cứ khu vực nào tại ĐBSCL trong khoảng thời gian 30 ngày. Phần mềm được tối ưu hóa đơn giản cho người dùng thông qua các hình ảnh và biến động trực quan nhằm phổ biến đến mọi đối tượng sử dụng, không chỉ bó hẹp trong các đơn vị nghiên cứu hoặc các cơ quan quản lý mà hướng tới để mỗi người dân, mỗi gia đình đều có thể theo dõi và chủ động trước các diễn biến của hạn mặn tại địa phương.

Phần mềm dự báo hạn mặn được kỳ vọng sẽ là công cụ đắc lực, không chỉ đưa ra dự báo về một khu vực mà còn là cái nhìn toàn thể về vùng ĐBSCL, hỗ trợ các sở, ban, ngành địa phương, người dân sớm có phương án ứng phó, phòng chống hạn mặn trong sinh hoạt và sản xuất.

Phó Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam Trần Anh Tuấn cho biết, đây là xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0, không chỉ góp phần giúp các sở ban, ngành địa phương và người dân chủ động trong việc ứng phó thiên tai mà còn là nguồn dữ liệu, hỗ trợ rất lớn trong công tác nghiên cứu, dự báo và chống biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm