| Hotline: 0983.970.780

Để người thân bớt khổ

Thứ Tư 26/09/2012 , 10:18 (GMT+7)

Viện phí tăng cao đến chóng mặt. Người có BHYT khốn đốn vì cước giá dịch vụ. Còn người không có BHYT thì lại trở thành gánh nặng cho cả gia đình...

Viện phí tăng cao đến chóng mặt. Người có BHYT khốn đốn vì cước giá dịch vụ. Còn người không có BHYT thì lại trở thành gánh nặng cho cả gia đình. Vậy người dân nghèo đang nằm viện họ phải đối phó thế nào giữa sự sống và cái chết? PV NNVN đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này.

Viện phí tăng khủng, oằn lưng bệnh nhân nghèo!
Bệnh nhân ngơ ngác vì giá viện phí mới
Tăng viện phí, tăng trách nhiệm

Để người thân bớt khổ 

Lo ngại không thể đảm đương được tiền viện phí quá lớn trong mỗi lần phẫu thuật, tiền ăn ở, các dịch vụ trong ngày… khiến nhiều bệnh nhân nghèo đứng trước cảnh về không đành, ở cũng không xong.

Bệnh nhân, kiêm ve chai

Mấy ngày nay, người ta xì xào không thấy người đàn ông ngoài 60 tuổi mặc chiếc áo bệnh, tay đeo ống truyền đi khắp các phòng bệnh, hành lang để nhặt dây truyền, ống nhựa bán cho đồng nát nữa. Hình ảnh đó đã quá quen thuộc với người dân cùng nằm viện ở đây suốt hơn ba tháng qua. Hỏi ra mới biết, thì ra ông vừa mới qua đợt mổ phẫu thuật đang nằm điều trị xạ.


Ông Anh mới mổ, người con trai phải đi nhặt ve chai bán lấy tiền trang trải viện phí

Ông là Nguyễn Khắc Anh (65 tuổi) quê Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông Anh nhập viện từ tháng 5 tại viện K2 (huyện Thanh Trì, Hà Nội) vì bị u thực quản trên. Vốn dĩ nhà làm nông, miếng ăn trong ngày còn phải lo từng bữa, chưa nói gì đến việc chữa chạy. Khi biết mình mang bệnh, ông quyết định không đi điều trị vì nghĩ rằng bệnh K sớm muộn gì cũng chết. Không phải nói là bi quan, nhưng quả thực một trăm người đến viện K đều nghĩ tới điều gở như ông. Dù nhà khó khăn, nhưng gia đình không nỡ để người thân của mình phải ra đi trong sự đau đớn, tuyệt vọng. Gia tài lớn nhất của gia đình ông là hai con bò (một con bò, một con bê) bán vội được gần 20 triệu đưa ông ra Hà Nội điều trị. Không chỉ riêng bệnh viện K, ở tất cả các bệnh viện khác cũng vậy. Một khi đã mang bệnh trong người, vào tới viện, tiền tấn cũng đội nón ra đi. Chưa nói gì số tiền ít ỏi của gia đình mang theo.

Vừa nhập viện, cầm hoá đơn thanh toán trên tay ông Anh chết lặng. 20 triệu chỉ trong cái chớp mắt đã gần hết. Những ngày tháng nằm viện tiếp theo ông luôn suy nghĩ về chuyện tiền bạc. Ông bảo, chỉ cần cầm cự đến ngày mổ là mãn nguyện lắm rồi. Khoảng thời gian nằm điều trị, người ông gầy sụp. “Tôi thấy mình còn khoẻ nên bảo bà vợ không phải ở lại chăm nữa, tốn kém lắm, khi nào đến ngày mổ hãy ra. Bà ấy còn ở đây tôi sẽ không thực hiện được dự định của mình là đi lượm ve chai”, ông Anh kể.

Từ lúc vợ về, ông đi khắp các buồng điều trị, mỗi khi có người truyền xong là ông gom dây, bình truyền lại. Thấy ai uống nước vứt chai nhựa vào thùng rác ông lại ra móc lên. Từ sáng đến chiều muộn như vậy ông bán cho đồng nát cũng kiếm được 10.000-15.000 đồng. Số tiền tuy ít ỏi nhưng nó cũng đủ mua cho ông một suất cơm lót dạ. Ông tâm sự: “Ở quê nhà mình có tiền đâu. Còn tí sức khoẻ tranh thủ nhặt ve chai bán lấy tiền ăn cơm. Tuy không được bao nhiêu nhưng ông cũng tiết kiệm được một phần nhỏ góp vào tiền viện phí”. Mới ngày đầu làm công việc nhặt ve chai ông bị người khác nhìn với con mắt khinh bỉ. Chỉ đến khi mọi người biết được hoàn cảnh của ông mới thấy thương xót, ai có chai lọ nào đều dồn lại cho ông. Ngày đầu bảo vệ cũng gây khó dễ. Thấy ông nghèo khó, hiền lành họ cũng linh động để ông làm.


Viện phí tăng nhưng chất lượng khám chữa bệnh vẫn không thay đổi

Ngày ông mổ là lúc viện phí bất đầu tăng. Gánh nặng từ các khoản chi cũng khiến những người bệnh như ông suy sụp. Đứa con trai của ông là Nguyễn Khắc Hải đang làm giáo viên tin học ở trường huyện, ra chăm sóc bố. Với đồng lương giáo viên chưa đầy 1 triệu đồng/tháng anh phải vay mượn anh em bạn bè được hơn chục triệu. Lo viện phí, các loại tiền dịch vụ thuốc men, ăn ở, lo “cảm ơn” bác sĩ… Khi bố mổ xong túi tiền cũng cạn.

Để có tiền trang trải, sinh hoạt trong thời gian ở Hà Nội, anh chàng giáo viên này lại tiếp tục “nghề cha truyền con nối”. Hàng ngày ngoài giờ chăm sóc bố, anh lại lọc cọc tay sách chiếc túi bóng đen đi quanh bệnh viện gom các loại chai lọ người ta thải ra có thể bán được. “Tiền ăn ở, cơm nước, đủ các loại thuốc men, bông gòn… chưa nói đến viện phí đã tăng, như vậy cũng tiêu tốn hết cả trăm bạc/ngày. Mình không đi nhặt ve chai thì chẳng biết lấy tiền đâu để ở lại chăm bố”, anh Hải tâm sự.

Không cần người chăm sóc

Vừa làm xong thủ tục nhập viện, bà Nguyễn Thị Mận (quê Thanh Hoá) đã thúc giục ông chồng lên xe về quê để mình bà ở lại điều trị. Đây là lần thứ hai bà Mận nằm ở viện Bạch Mai (Hà Nội). Lần trước bà ra khám vì căn bệnh đâu đầu kinh niên và bệnh khó thở phải mổ gấp. Năm ngoái, chỉ với căn bệnh đó mà bà phải nằm điều trị tại bệnh viện suốt mấy tháng trời. Người nhà túc trực 24/24h đã tiêu ngốn toàn bộ tài sản trong gia đình. Lần này bệnh đau đầu lại tái phát. Hai ông bà còn ít mảnh đất vườn cũng bán nốt lấy tiền thuốc men. Cũng nhập viện như nhau, nhưng lần trước bà khám chỉ hết vài trăm ngàn đồng. Lần này cầm phiếu thu hết hơn 1 triệu mà rát ruột.

Khảo sát của PV tại bệnh viện Bạch Mai, trong số 20 người đến khám chữa bệnh thì chiếm tới 50% không có BHYT và họ đang phải gánh một mức viện phí quá lớn. Một bác sĩ ở đây cho biết, tăng viện phí sẽ là một gánh nặng lớn đối với người nghèo, nhất là những người không có BHYT.

Trước khi đi viện bà Mận cũng như những người bệnh ở đây có được nghe trên các phương tiện báo đài về việc tăng viện phí. Dù đã chuẩn bị tâm lý, song không ngờ viện phí lại quá cao như vậy. Chỉ cầm theo trong người hơn 5 triệu đông, vừa vào viện đã phải chi gần hết. Bà Mận cho biết: “Lần trước ông nhà tôi ra chăm sóc, ngoài tiền viện phí phải thanh toán thì tiền ăn ở, đi lại của người thăm nuôi còn tốn kém bộn phần. Điển hình như tiền ăn hàng ngày, mỗi suất cơm hết 30.000 đồng, chưa kể nước nôi, tiền thuê chỗ nghỉ, mua đồ cho người bệnh… tiêu tốn hết cả trăm bạc. Lần này tôi còn khoẻ, đi lại được nên chủ động nằm một mình ở viện. Mọi sinh hoạt dù có hơi vất vả nhưng cũng đành chấp nhận để giảm bớt phần nào chi phí”.

Điều khiến bà Mận thấy phi lý ở chỗ: Viện phí so với mọi lần gấp 3-4 lần, song công tác khám chữa bệnh chẳng có gì thay đổi. Nhất là giường bệnh thiếu, bệnh nhân phải tự tìm chỗ nằm. Bà Mận chỉ kết luận lại một câu: “Viện phí tăng cao, dân nghèo thì chết, nhưng quy trình khám chữa bệnh, cơ sở vật chất… chẳng có gì thay đổi”.


Người thân đến chăm sóc lại thêm gánh nặng phải chi tiêu

Cũng như bà Mận, hàng trăm, hàng ngàn bệnh nhân nghèo đang điều trị tại bệnh viện phải méo mặt về mức viện phí tăng cao. Như anh Lê Văn Tuấn (quê Nghệ An), anh Tuấn không có BHYT, lại là gia đình nông thôn khó khăn thiếu thốn. Mọi sinh hoạt của gia đình anh chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng công. Anh bị bệnh khó thở từ mấy năm nay, nhưng mới duy nhất một lần anh đi khám tại bệnh viện huyện, từ đó cứ theo toa thuốc mua về uống. Đợt này bệnh bỗng dưng nặng hơn, cơn đau khiến nhiều lúc anh ngất lịm, gia đình phải đưa anh vào viện cấp cứu. Sau cơn nguy kịch anh dự định xin về nhà điều trị ngoại trú. “Mình không có BHYT ở đây ngày nào chết tiền ngày đó. Về nhà chủ động mua thuốc ngoài uống cho đỡ tốn kém”, anh Tuấn cho biết.

Hỏi: vì sao không mua BHYT? Tuấn thẳng thắn nói: cũng muốn mua nhưng không có tiền. Mấy năm trước anh cũng mua, song bệnh lại chẳng tái phát, thấy uổng phí vì phải bỏ mấy trăm ngàn mua BHYT mà không có tác dụng nên mấy năm nay anh không nghĩ đến chuyện mua nữa.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm