| Hotline: 0983.970.780

Để nông dân làm được nghề sau khi học

Thứ Tư 14/03/2018 , 14:50 (GMT+7)

Thực hiện Đề án dạy nghề theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, nông dân học nghề được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ như miễn học phí, giới thiệu việc làm sau khi học nghề; đối với các nghề cơ khí, may, trồng nấm, chăn nuôi… được hỗ trợ bao tiêu sản phẩm.

Nghề dệt thổ cẩm đang rất bí đầu ra tại Con Cuông (Nghệ An)

Ngoài ra, người học nghề còn được vay vốn Ngân hàng Chính xách xã hội để giải quyết việc làm. Đối tượng chính sách được hỗ trợ tiền ăn và chi phí đi lại, được cung cấp giáo trình, nguyên vật liệu thực hành miễn phí... Tuy nhiên để người nông dân "sống" được sau khi học nghề, theo chúng tôi cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Thứ nhất, bố trí lại đội ngũ giáo viên. Thực tế đội ngũ giáo viên các trường nghề, trung tâm dạy nghề hầu hết là giáo viên dạy văn hóa chuyển sang, từ các trường ĐH sau khi tốt nghiệp về công tác, cho nên kỹ năng nghề nghiệp không có, đa số dạy lý thuyết còn thực hành lúng túng cho nên không bắt đúng “bệnh” để chữa. Và khi thầy không giỏi làm sao có trò giỏi?

Theo chúng tôi, các trường nghề chỉ nên để lại bộ khung vài ba người làm quản lý, còn giáo viên nên hợp đồng với các thợ bậc cao hoặc các cơ sở tư nhân, nhất là trong khâu tác nghiệp. Các cơ sở đào tạo còn hạn chế trong chuẩn bị giáo trình, nội dung giảng dạy, trong khi trang thiết bị dạy học thì lạc hậu… làm cho người học chán nản, học xong không hành nghề được.

Thứ hai, tăng thời gian đào tạo nghề cho nông dân. Thực tế cho thấy đào tạo 3 tháng thì người lao động rất khó kiếm được việc làm. Với 3 tháng, tay nghề chưa sâu, đặc biệt đối với người học nghề nông nghiệp, học xong chủ yếu phục vụ phát triển kinh tế gia đình, không có nơi tiếp nhận. Các nghề phi nông nghiệp như dệt, may, thú y, hàn… cũng chỉ để phục vụ trong gia đình, rất khó đứng ra mở xưởng.

Theo chúng tôi nên tăng thời gian đào tạo lên 6 tháng đến 1 năm và cần đầu tư thời gian lớn cho khâu thực hành trên máy và thực tế trên đồng ruộng, để người học tận mắt thấy và làm theo. Tránh học chay, thầy nói, trò ghi, chẳng giải quyết được gì.

Thứ ba, rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Hạn chế trong đào tạo nghề có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết trách nhiệm thuộc về cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm. Trong khi đang có hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp. Thời buổi phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu thì lãnh đạo địa phương phải xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế, lo đầu ra, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho dân.

Mỗi địa phương phải phối hợp với các trường nghề, khảo sát người dân muốn học nghề gì để đào tạo, còn cứ dạy tràn lan, không chú trọng nhu cầu học nghề thì chỉ học theo phong trào, học cho hay, cho vui, tốn kinh phí Nhà nước. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy và học nghề phải lấy hiệu quả kinh tế để đánh giá đúng các trường nghề, đừng lấy số lượng như số lớp, số người học, còn chất lượng sau học không ai biết.

Hiện việc dạy và học nghề đang chạy theo thành tích. Người học chưa nghiêm túc, học viên không tuân thủ kỷ luật , nghỉ học không có lý do, đi học muộn bỏ về sớm, không ghi chép bài... Không ít đoàn viên, hội viên đi học để lấy mấy chục ngàn/ngày mà không cần và không nắm được kiến thức gì.

Thứ tư, đẩy mạnh việc phân luồng và hướng nghiệp từ lớp cuối bậc trung học cơ sở. Đây là việc lâu nay đã làm nhưng chưa kiên quyết, chưa triệt để khiến bệnh thành tích trong giáo dục còn hiện hữu.

Làm gì để nông dân sống được sau khi học nghề? Câu hỏi nghe đơn giản nhưng không dễ trả lời. Người viết bài này xin mạo muội đề xuất các phương án trên và rất mong các nhà hoạch định chính sách lao động nghiên cứu.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm