| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất gia hạn dự án VnSAT thêm 6 tháng

Thứ Ba 07/09/2021 , 17:15 (GMT+7)

Để có thể hoàn thành 117 tiểu dự án và giải ngân khoảng 1.600 tỷ đồng trong vòng 8 tháng còn lại của dự án VnSAT là việc không khả thi.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chủ trì cuộc họp trực tuyến với các tỉnh thành Tây Nguyên và ĐBSCL nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án VnSAT. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chủ trì cuộc họp trực tuyến với các tỉnh thành Tây Nguyên và ĐBSCL nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án VnSAT. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chiều 7/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các tỉnh thành khu vực Tây Nguyên và ĐBSCL nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT).

Theo báo cáo của Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp Bộ NN-PTNT, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp từ tháng 7/2021 đến nay nên các tỉnh ĐBSCL, Tây Nguyên phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Chính vì vậy tiến độ triển khai dự án chưa đáp ứng theo kế hoạch đề ra.

Theo kế hoạch, năm 2021 Ban Quản lý Dự án các tỉnh sẽ tổ chức 520 lớp đào tạo tập huấn với tổng số vốn là 14 tỷ đồng. Tuy nhiên do dịch bệnh Covid-19 nên việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn bị ảnh hưởng. Tính đến ngày 31/8/2021 mới tổ chức được 106 lớp với số vốn giải ngân là 3,9 tỷ đồng (28% nguồn vốn được bố trí). Công tác đào tạo, tập huấn đã phải dừng từ ngày 30/4/2021 do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Tổng số tiểu dự án đầu tư công được Ngân hàng Thế giới thông qua và UBND các tỉnh phê duyệt là 119 tiểu dự án với tổng mức đầu tư 1.604 tỷ đồng (vốn IDA là 1.234 tỷ đồng; vốn đối ứng là 370 tỷ đồng). Đánh giá kết quả thực hiện các tiểu dự án đầu tư công, về cơ bản tiến độ phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật đã đáp ứng yêu cầu của Bộ NN-PTNT và nhà tài trợ (đạt 98%).

Tuy nhiên, tính đến ngày 31/8/2021, công tác đấu thầu đang bị chậm so với kế hoạch 45 ngày, 30% gói thầu đến tháng 10 mới có thể trao hợp đồng xây lắp. Bên cạnh đó, hiện nay chỉ có 5 trên tổng số 114 gói thầu được ký Hợp đồng xây lắp (đạt 4%).

Tính đến ngày 31/8/2021, toàn dự án mới chỉ giải ngân được 52,8 tỷ đồng, đạt 5,5% vốn được giao. Ảnh: Trung Chánh.

Tính đến ngày 31/8/2021, toàn dự án mới chỉ giải ngân được 52,8 tỷ đồng, đạt 5,5% vốn được giao. Ảnh: Trung Chánh.

Năm 2021, toàn dự án được giao 955 tỷ đồng (vốn IDA 766 tỷ đồng, vốn đối ứng 189 tỷ đồng). Tính đến ngày 31/8/2021, toàn dự án mới chỉ giải ngân được 52,8 tỷ đồng, đạt 5,5% vốn được giao. Trong trường hợp Việt Nam có thể kiểm soát tốt dịch bệnh trong 3 tháng cuối năm 2021, Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp dự kiến dự án sẽ giải ngân cao nhất khoảng 42% so với kế hoạch vốn được giao.

Theo ông Lê Văn Hiến, Giám đốc Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp, với nhiều lí do khách quan hiện nay, để có thể hoàn thành 117 tiểu dự án và giải ngân khoảng 1.600 tỷ đồng trong vòng 8 tháng còn lại của dự án VnSAT là việc không khả thi.

Từ những khó khăn, vướng mắc trên, Ban Quản lý đã đề xuất, kiến nghị Bộ NN-PTNT điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư và gia hạn thời gian thực hiện dự án đến ngày 31/12/2022; bổ sung vốn đối ứng các địa phương (tăng khoảng 200 tỷ); điều hòa vốn IDA chưa sử dụng của Ban quản lý dự án Trung ương cho tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

Ban Quản lý cũng đề xuất Ngân hàng Thế giới đồng thuận ý kiến đề xuất gia hạn thời gian thực hiện dự án đến ngày 31/12/2022 của Bộ NN-PTNT.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng nếu bỏ lỡ cơ hội mà Ngân hàng Thế giới dành cho Việt Nam thì người nông dân sẽ rất thiệt thòi. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng nếu bỏ lỡ cơ hội mà Ngân hàng Thế giới dành cho Việt Nam thì người nông dân sẽ rất thiệt thòi. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, ngoài những lí do khách quan thì Ban Quản lý Trung ương và Ban quản lý dự án các tỉnh cũng phải nhìn nhận lại những lí do chủ quan. Theo đó, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị rà soát kĩ lưỡng tiến độ của từng tiểu dự án; trong điều kiện mùa mưa lũ sắp tới, nhân công thiếu hụt, dịch bệnh khó lường, cần phải nhận định được thời gian hoàn thành dự án.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng yêu cầu các địa phương lên kế hoạch cụ thể để khi hoàn thành việc tiêm vacxin Covid-19 và tạo được miễn dịch cộng đồng thì có thể nhanh chóng hoàn thành những công việc còn dang dở. “Dự án VnSAT là sự đầu tư của Bộ NN-PTNT, của Chính phủ và Ngân hàng Thế giới để giúp các địa phương, bà con nông dân xây dựng cơ sở hạ tầng tốt để sản xuất. Nếu bỏ lỡ cơ hội mà Ngân hàng Thế giới dành cho Việt Nam người nông dân của chúng ta sẽ rất thiệt thòi”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh bày tỏ.

“Thủ tục cho việc gia hạn dự án VnSAT đến này 31/12/2022 rất khó khăn. Trong thời gian tới, Ngân hàng Thế giới sẽ cùng Bộ NN-PTNT rà soát lại tiến độ của các dự án nếu được gia hạn thì có thể hoàn thành được hay không”, bà Steffi Stallmeister, đại diện Ngân hàng Thế giới.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm