| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất giảm thời gian điều hành giá xăng dầu xuống còn 2 ngày

Thứ Sáu 25/03/2022 , 18:26 (GMT+7)

Để ứng phó linh hoạt hơn với biến động của thị trường thế giới, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đề xuất một số biện pháp cấp bách.

Giá xăng dầu hiện ở mức cao khiến người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng. 

Giá xăng dầu hiện ở mức cao khiến người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng. 

Giá xăng dầu trong nước đạt đỉnh vào ngày 11/3/2022. Tại phiên điều chỉnh của Liên Bộ Tài chính - Công thương, giá xăng E5 RON 92 là 28.980 đồng một lít; RON 95 là 29.820 đồng; dầu hoả là 23.910 đồng một lít; dầu diesel là 25.260 đồng một lít; dầu mazut là 20.980 đồng một kg.

Dù giảm hơn 600 đồng một lít trong phiên điều chỉnh hôm 21/3, giá xăng vẫn ở mức cao. Theo ông Trịnh Quang Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA), Chính phủ cần linh hoạt hơn trong công tác điều hành.

"Trong Nghị định 95, thời gian điều hành xăng dầu đã được giảm từ 15 ngày còn 10 ngày. Chúng tôi chia sẻ với tổ điều hành thị trường trong nước, Liên Bộ Tài chính - Công Thương. Tuy nhiên, chúng ta không nhất thiết phải giữ 10 ngày, có thể giảm xuống còn 2 ngày", ông Khanh nêu quan điểm. 

Theo ông Khanh, giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào thế giới, giá thế giới tăng khiến giá trong nước tăng là điều tất yếu. Giá xăng tăng ảnh hưởng, gây áp lực lên lạm phát, khiến người dân vất vả; nhưng nếu giá không được tăng thì doanh nghiệp thiệt.

Trên tinh thần của Nghị định 95, cũng như căn cứ vào các chỉ đạo của Liên Bộ Tài chính - Công thương, Phó Chủ tịch VINPA cho rằng, Việt Nam rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu sẽ đem lại hai lợi ích. Một, là tạo tâm lý cho các thương nhân đầu mối khi nhập khẩu xăng dầu, tránh thua lỗ kéo dài. Hai, là giúp người tiêu dùng khi xăng tăng ở mức độ chấp nhận được.

Một bất cập nữa được ông Khanh nhắc tới trong công tác điều hành giá xăng dầu, là Bộ Công thương quản lý hầu hết nhưng giá lại do Bộ Tài chính chỉ định. Ông kêu gọi, các Bộ cần điều hành thống nhất, đồng bộ. 

Ông Trịnh Quang Khanh - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam.

Ông Trịnh Quang Khanh - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam.

Nhằm đảm bảo giá xăng dầu được kìm hãm ở cách thức tốt nhất, ông Trịnh Quang Khanh có 5 đề xuất tới Chính phủ và các Bộ, ban, ngành.

Thứ nhất, duy trình sản xuất trong nước ổn định, giúp đáp ứng 70 - 75% nhu cầu. Ngoài ra, các thương nhân đầu mối được khuyến cáo đa dạng hoá thị trường nhập khẩu, chẳng hạn khối ASEAN có mức thuế là xăng 8%, dầu 0%. 

Thứ hai, thay đổi sắc thuế 8% với xăng, 10% thuế tiêu thụ đặc biệt thành một khoản cố định, giống như thuế bảo vệ môi trường, tránh việc sử dụng quá nhiều quỹ bình ổn giá.

Thứ ba, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các đại lý xăng dầu, thương nhân phân phối, thương nhân đầu mối... Trong đó, đặc biệt lưu ý việc các cơ sở có chấp hành đúng quy định về giá bán, thời gian đăng ký, thời gian bán hàng, thậm chí là nguồn gốc nhập khẩu. 

Thứ tư, sử dụng cơ chế bảo hiểm giá trong các hợp đồng buôn bán, kinh doanh, nhập khẩu xăng dầu. Biện pháp này giúp các đơn vị được lựa chọn hợp đồng tương lai, giảm rủi ro về nguồn tiền, nguồn hàng.

Thứ năm, tăng cường tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, năng lượng thân thiện với môi trường.

Xem thêm
Thời của tôm sú?

Theo số liệu của Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA), Trung Quốc, Việt Nam là hai quốc gia sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới, với sản lượng mỗi nước khoảng 150.000 tấn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.