| Hotline: 0983.970.780

DeepStrike - vũ khí đối trọng của Mỹ trước tên lửa Iskander của Nga

Thứ Sáu 16/06/2017 , 07:10 (GMT+7)

Việc Nga tuyên bố tái trang bị tên lửa chiến thuật Iskander-M cho tất cả lữ đoàn tên lửa khiến Mỹ và phương Tây ớn lạnh.

Nhằm đối trọng, Mỹ chính thức bắt tay vào sản xuất vũ khí mới có tên DeepStrike, trang tin Nationalinterest.org (NIO) số ra ngày 14/6 cập nhật.

Theo NIO, Bộ quốc phòng Mỹ vừa trao hợp đồng cho hãng Raytheon để phát triển hệ thống tên lửa DeepStrike. Theo hợp đồng trị giá 116,4 triệu USD, Raytheon có nhiệm vụ phát triển hệ thống vũ khí mới trong khuôn khổ dự án mang tên Vũ khí chính xác tầm xa (LRPF).

15-19-36_1
15-19-36_1-
Tên lửa chiến thuật Iskander-M của Nga

Chương trình LRPF cho ra đời một loại tên lửa đất đối đất mới có thể bắn trúng các mục tiêu trên đất liền xa tới 499km thay cho Hệ thống tên lửa chiến thuật quân sự (ATMS) hiện có. Tại mức hoạt động này, tên lửa mới nói trên sẽ nằm dưới ngưỡng của vũ khí bị cấm nêu trong Hiệp ước tên lửa tầm trung (INF) ký năm 1987, mà rất nhiều học giả và các nhà ngoại giao kỳ cựu như cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Xô, Jack Matlock từng lập luận cho rằng nhờ INF nên Chiến tranh lạnh mới thực sự chấm dứt.

Hệ thống DeepStrike của Raytheon có thể bắn hai tên lửa từ một ống phóng đơn, điều này không chỉ giảm chi phí mà còn tăng công suất thiết bị lên tới 40 % so với hệ thống ATMS hiện tại. "Raytheon có thể phát triển, thử nghiệm và đưa vào khai thác hệ thống mới này giúp quân đội Mỹ thay thế hàng loạt vũ khí lão hóa, và có thêm sức mạnh để đối phó với các loại vũ khí hiện đại của đối phương", tiến sĩ Thomas Bussing, phó chủ tịch phụ trách Phân ban tên lửa tiên tiến của Raytheon cho báo chí hay.


15-19-36_2
Hệ thống DeepStrike của Raytheon

Mục tiêu của chương trình LRPF là cho ra đời loại vũ khí "chín muồi" công nghệ cao nhằm giảm rủi ro cho binh lính. Bao gồm cả giai đoạn phát triển cho đến khâu thử nghiệm, bắn đạn thật để đảm bảo, thiết kế hoàn chỉnh sẵn sàng cho xuất hàng loạt vào cuối năm 2019. Nếu DeepStrike thành công, nó sẽ cung cấp thêm cho quân đội Mỹ khả năng đối trọng trước tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga.

Theo NIO, tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga ra đời thay cho tên lửa đạn đạo chiến thuật  OTR-23 Oka, hay còn được gọi là Spider SS-23 đã bị cấm theo Hiệp ước INF, được NATO xem như cái gai trước mắt bởi Nga thường xuyên đưa ra trình diễn tại cảng biển Kaliningrad nằm trên eo biển Baltic. Iskander-M có khả năng tấn công các mục tiêu cỡ nhỏ và lớn ở khoảng cách hơn 500km bằng đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

(Theo Nationalinterest.org- 6/2017)

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.