| Hotline: 0983.970.780

Đến hẹn... lại lo cháy rừng

Thứ Sáu 24/02/2012 , 09:01 (GMT+7)

Mùa khô năm 2012 được dự báo sẽ có nắng nóng kéo dài, khô hạn gay gắt. Khả năng cháy rừng rất lớn và xảy ra trên diện rộng.

Kiểm tra công tác PCCR tại An Giang
Mùa khô năm 2012 được dự báo sẽ có nắng nóng kéo dài, khô hạn gay gắt. Khả năng cháy rừng rất lớn và xảy ra trên diện rộng. Hiện tại tỉnh An Giang đang triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với quyết tâm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong mùa khô năm nay.

Đến hẹn lại lên, mỗi khi bước vào mùa khô, những cánh rừng trong vùng Bảy Núi thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang) cũng trở nên khô héo. Theo Chi cục Kiểm lâm An Giang, mặc dù còn hơn tháng nữa mới vào cao điểm mùa khô nhưng nhiều cánh rừng đang đối mặt với nguy cơ cháy rất cao. Vùng Bảy Núi hiện có trên 12.000 ha rừng, gồm rừng đồi núi và rừng tràm ở đồng bằng. Đến thời điểm này, vùng trọng điểm cháy được Chi cục Kiểm lâm tỉnh xác định đã vượt con số trên 6.700 ha, chiếm khoảng 53% diện tích.

Các khu vực dễ xảy ra cháy gồm rừng tràm Trà Sư, Nhơn Hưng, núi Phú Cường, cụm núi Đất, núi Nhọn, khu vực Latina, Tà Lọt (huyện Tịnh Biên), núi Giài, núi Cô Tô, rừng tràm ở các xã Tân Tuyến, Tà Đảnh, Vĩnh Gia, Lương An Trà (huyện Tri Tôn) và 100 ha ngoài vùng thuộc khu vực núi Sam (thị xã Châu Đốc).

Tất cả các vùng này đều đang ở mức báo động cháy rừng cấp 4, có nơi xấp xỉ cấp 5 (cấp cực kì nguy hiểm). Tuy nhiên, điều khiến ngành chức năng tỉnh này lo lắng là tình trạng người dân vào rừng lấy củi, đốt lửa lấy mật ong sẽ rất dễ xảy ra cháy. Đặc biệt đang vào mùa lễ hội vía bà chúa xứ Núi Sam, mỗi ngày có hàng ngàn khách thập phương đến cúng bái, sử dụng nhang đèn trong các am, cóc trên núi, một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra hỏa họa làm thiêu rụi cả cánh rừng.

Một cán bộ Chi cục Kiểm lâm An Giang cho biết, người dân sống quanh rừng con nghèo khó thì họ phải vào rừng chặt củi, lấy mật ong để kiếm sống là chuyện đương nhiên. Năm 2010, An Giang cũng từng xảy ra nhiều vụ cháy tuy thiệt hại không lớn nhưng đều bắt nguồn từ nguyên nhân này. Do đó, ngành kiểm lâm thường xuyên phối kết hợp với chính quyền địa phương kiên trì trong công tác tuyên truyền vận động để hạn chế mức nào hay mức đó.

Ông Lương Văn Liếng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm An Giang, thừa nhận: “Điều lo ngại hiện nay ở khu vực rừng đồi núi do đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy không ít hộ chưa mặn mà với việc bám rừng bởi thu nhập từ rừng thấp không đủ sống. Vì thế mà đại bộ phận người dân trồng rừng chưa thật sự tâm huyết để bám trụ dưới tán rừng”.

Kiên Giang: Xây dựng 67 giếng trữ nước

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chi cục trưởng Kiểm lâm Kiên Giang: Đặc thù của Phú Quốc là thiếu nước rất nhanh, nhất là vào cao điểm nắng gắt. Các con suối và giếng nước tự nhiên đang dần cạn kiệt. Trong khi đó, các khu rừng nơi đây đều đang ở mức báo động cháy cấp 4. Chính vì vậy mà ngành kiểm lâm và chính quyền địa phương nỗ lực xây dựng 67 giếng trữ nước, phát dọn nhiều đồng cỏ, san ủi đường băng cản lửa tạo khoảng cách giữa đồng cỏ với rừng nhằm giảm nguy cơ cháy lan.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.