| Hotline: 0983.970.780

Đẹp nghề thổ cẩm

Thứ Năm 30/09/2010 , 10:31 (GMT+7)

Chúng tôi tìm đến một trung tâm về thổ cẩm trên địa bàn xã Glar, huyện Ðăc Ðoa, đây là nơi mà nghề dệt thổ cẩm đang rất được xem trọng.

Nghề dệt thổ cẩm ở Gia Lai đã có một số biến đổi để phù hợp với yêu cầu của cuộc sống mới, nhưng dù thế nào thì người phụ nữ Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung vẫn luôn tự hào về nghề truyền thống của mình.

Chúng tôi tìm đến một trung tâm về thổ cẩm trên địa bàn xã Glar, huyện Ðăc Ðoa, đây là nơi mà nghề dệt thổ cẩm đang rất được xem trọng. Để có được làng nghề,  Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến đầu tư của tỉnh đã mở lớp dạy dệt thổ cẩm ngay tại địa phương, thu hút hơn 50 học viên theo học. Giảng viên là một số phụ nữ lớn tuổi có tay nghề trong xã. Được biết, đối với một người lành nghề để dệt xong một cái chăn phải mất khoảng 20 ngày, một cái váy mất khoảng 10 ngày, chiếc áo năm ngày, cái túi xách hai ngày.

 Chỉ với một khung dệt đơn giản, những cuộn len, sợi chỉ, dưới đôi tay điêu luyện của các chị đã trở thành những tấm thổ cẩm rất đẹp và tinh xảo. Những nét hoa văn trang trí ở đường viền chân váy, cổ áo, tay áo... có dạng hình thoi, hình tam giác kết nối vào nhau và được điểm thêm vào bằng nhiều hình ảnh từ thiên nhiên như hoa, chim, thú... Không những thế, các chị còn có nhiều sáng tạo, cách tân sản phẩm như váy, túi xách phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ nhưng không làm mất đi nét đẹp truyền thống của các họa tiết, những nét đặc thù của nghệ thuật tạo hình Tây Nguyên.

Trong nỗ lực phục hồi, hình thành những làng nghề ở tỉnh Gia Lai, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại còn mở thêm những lớp dạy dệt thổ cẩm ở Kon Dơng, huyện Mang Yang để đào tạo kỹ năng làm các mặt hàng mỹ nghệ. Các lớp học này đã thu hút hàng trăm học viên, và kết quả ban đầu cũng rất khả quan. Một trong những nghề mới là sản xuất các đồ lưu niệm từ nguồn mây, tre, bẹ chuối có sẵn ở một số địa phương như Kông Chro, Chư Prông. HTX công - nông nghiệp Ia Lâu hình thành từ nhiều năm nay đã phát huy hiệu quả. Có hơn 200 hộ ở hai xã Ia Lâu, Ia Mơr, huyện Chư Prông tham gia vào HTX này, thu nhập khoảng 40-50 nghìn đồng/ngày. Hàng sản xuất được chuyển về thành phố du lịch Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và vào TPHCM.

Phát huy thành công đó, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Gia Lai tiếp tục thành lập HTX công - nông nghiệp Ðak Kơ Ning, huyện Kông Chro và nhiều HTX khác trên địa bàn tỉnh... Do nguồn nguyên liệu khá phong phú của địa phương, đầu ra cho sản phẩm cũng khá ổn định, cho nên mỗi HTX khi đi vào hoạt động, hàng trăm hộ người dân tộc thiểu số ở địa phương sẽ có thêm điều kiện để phát triển cuộc sống.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm