| Hotline: 0983.970.780

Dịch bệnh tàn phá Quỳnh Lưu

Thứ Ba 26/04/2011 , 08:51 (GMT+7)

Dịch lợn tai xanh đã càn quét khắp 33 xã trong 3 huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương, nâng tổng số lợn đã bị tiêu huỷ lên đến gần 5.000 con.

Như tin sáng ngày 25/4 NNVN đã đưa, dịch lợn tai xanh đã càn quét khắp 33 xã trong 3 huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương, nâng tổng số lợn đã bị tiêu huỷ lên đến gần 5.000 con.

Đây là con số mà PV mới chỉ thu thập được đến chiều ngày 24/4. Theo báo cáo bằng văn bản của chị Hoàng Thị Thu Hường, cán bộ Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An thì tính đến hết ngày 24/4 số lợn mắc bệnh tiêu huỷ ở huyện Yên Thành là 5.794 con (ở 21 xã), trong đó lợn nái 526 con, lợn con theo mẹ 3.448 con, lợn thịt 1.820 con. Huyện Đô Lương, đã có 4 xã bị dịch, đã tiêu huỷ 290 con, huyện Diễn Châu đã tiêu huỷ 46 con ở xã Diễn Thái.

Sáng ngày 25/4, PV đến huyện Quỳnh Lưu thì mới biết đây là địa phương đang phải gánh chịu hậu hoạ rất lớn do dịch tai xanh đang hoành hoành rất dữ dội. Có mặt tại Trạm Thú y Quỳnh lưu lúc 9h, chúng tôi bắt gặp một đoàn cán bộ đang họp bàn công tác đi dập dịch, trong đó có 6 cán bộ của Trạm và 6 cán bộ của Chi cục Thú y tỉnh mới tăng cường về.

Theo báo cáo của ông Hồ Nghĩa Bính- Trạm trưởng Thú y Quỳnh Lưu: Tính đến buổi sáng ngày 25/4 thì Quỳnh Lưu đã có 17 xã/tổng số 43 xã bị dịch lợn tai xanh. Số lợn đã tiêu huỷ tính từ 18/4 đến chiều 24/4 là 887 con, trong đó lợn nái 115 con, lợn con theo mẹ 366 con và lợn thịt 406 con. Tổng trọng lượng đã huỷ 25.306,5 kg (tổng đàn lợn Quỳnh Lưu hiện có 100.000 con). Trong đó xã Quỳnh Vinh đã tiêu huỷ 171 con, Quỳnh Mỹ tiêu huỷ 100 con, Quỳnh Thạch 96 con... Đang lắng nghe cuộc họp thì chuông điện thoại của Trạm liên tục réo rắt do các xã báo về số lợn dịch. Trong đó xã Tiến Thuỷ đề nghị Trạm về tiêu huỷ 3 con.

Theo chân đoàn cán bộ, chúng tôi đến xã Quỳnh Giang, nơi lợn dịch đã tiêu huỷ 71 con, ông Nguyễn Đình Hàm ở xóm 6 xót xa rơi nước mắt: Nhà tôi nuôi 12 con lợn thịt có trọng lượng đến 230 kg, đang hy vọng vì giá lợn hơi đang lên từng ngày, thế nhưng đùng một cái cả đàn bỏ ăn rồi lăn đùng ra ngoắp ngoải.

Thế là đoàn cán bộ về tiêu huỷ hết. Ông Cao Văn Cải ở xóm 1 nhìn vào chuồng lợn trống không bảo: Nhà tôi nuôi 2 con lợn nái có trọng lượng 230 kg, cả nhà đang mừng vui vì đàn lợn con chuẩn bị xuất chuồng, thế nhưng bây giờ thì chúng nó đã bị chết hết cả rồi, không có chi mà hy vọng nữa mô. Đến xóm 4, anh Nguyễn Đức Thành, cán bộ của Trạm Thú y huyện và chị Hoàng Thị Thu Hường, cán bộ Chi cục Thú y tỉnh vào kiểm tra con lợn nái của nhà Chu Thị Biền. Thấy con lợn đang nằm kêu hư hử, anh Thành bảo: Con này cũng chuẩn bị làm thủ tục tiêu huỷ, thế nhưng vì quá tiếc nên chủ nhà bảo: Mấy hôm nó cứ nằm lăn ra đấy, thế nhưng khi sáng nó đã ăn nhóp nhép rồi...

Trở lại Trạm thú y huyện, chúng tôi nói: báo chí đã lên tiếng nông dân biết lợn dịch là rất nguy hiểm, nhưng vì tiếc của nên họ đã mang đi bán, vậy các anh có kiểm soát được không? Nghe vậy ông Bính bảo: Chúng tôi cũng đã tuyên truyền sâu rộng trong dân là Nhà nước sẽ hỗ trợ khi lợn bị tiêu huỷ, nhưng thực tế hiện nay con số hỗ trợ là bao nhiêu thì chưa có văn bản chính thức, chỉ biết rằng các cơ quan đang đề nghị tỉnh hỗ trợ cho lợn bị tiêu huỷ là 70% theo giá lợn hơi đang bán trên thị trường. Mà giá lợn hơi ở Quỳnh Lưu đang bán là 42.000 - 43.000đ/kg.

Giá như chúng tôi có tiền và đến hỗ trợ ngay sau khi tiêu huỷ thì chắc là dân không mang đi bán thịt, bởi nếu có bán tống bán tháo lợn bệnh thì cũng không thể thu được như mức hỗ trợ 70%. Ông Bính bảo: Tuy vậy, vì dịch bệnh đang hoành hoành rất dữ dội nên hôm 23/4 UBND huyện Quỳnh Lưu đã ra công điện số 3 cấm tuyệt đối giết mổ, lưu thông, vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn trong địa bàn toàn huyện. Công điện này có hiệu lực kể từ ngày 26/4. Hiện các cơ quan chức năng trong huyện đang triển khai kế hoạch để thực hiện công điện này.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm